Kỹ xảo (CGI) Liệu cảm xúc có được số hóa? Góc nhìn mới về công nghệ ghi lại chuyển động và hiệu ứng hình ảnh

Thảo luận trong 'Tin tức công nghệ' bắt đầu bởi Son Kevin, 7/6/15.

Lượt xem: 3,223

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Công nghệ ghi lại chuyển động (motion capture) đã có nhiều cải tiến sau khi làm sử dụng cho 7 chú lùn trong phim Snow White và video bài hát Take on Me của A-ha.

    Dù bản thân công nghệ cắt lớp video (rotoscoping) là một kỹ thuật tuyệt vời (tôi đã khá ngạc nhiên khi lần đầu xem bộ phim A Scanner Darkly) nhưng nó chỉ là tiền thân của công nghệ ghi lại chuyển động mà chúng ta biết đến ngày nay. Video của The Creators Project đã đưa đến cái nhìn thú vị về nơi chúng ta đang đứng trong thế giới hiệu ứng hình ảnh 3D (3D VFX) mới từ việc tạo hình ảnh 3 chiều cho đến quá trình quét hình toàn bộ người đóng để tạo nên bản sao bằng đồ họa máy tính (digital doubles)


    Để tạo nên hình ảnh thực của con người để sử dụng như 1 nhân vật trong phim không phải là một việc nhỏ. Quá trình này không những phức tạp, tốn thời gian, mà còn phải được thực hiện thật tốt để tránh hiện tượng “thung lũng giả tạo” (uncanny valley). Và đó có thể là trở ngại lớn nhất mà những người làm hiệu ứng hình ảnh phải vượt qua nếu họ muốn tạo ra con người bằng đồ họa máy tính cho 1 bộ phim – khiến những nhân vật máy tính trở nên chân thực vì nếu chúng không được chân thực thì bạn phải chịu trách nhiệm về những kết quả đáng thất vọng đó. Video này giúp lý giải tại sao con người được nhân bản, họ là robot hay bản sao số hóa, khiến mọi người kinh sợ:


    Tôi chắc chắn hầu hết chúng ta có nhớ đến dự án Digital Emily Project. Nhà nghiên cứu từ USC Paul Debevec và đồng nghiệp đã tạo ra mô hình trên máy tính (CG) của khuôn mặt nữ diễn viên Emily O'Brien, mô hình đó nhìn rất chân thực ít nhất là vào năm 2009 (Tôi đã không biết đó là đồ họa vi tính cho đến đoạn cuối video), tuy nhiên Debevec cho biết rằng những vấn đề trọng yếu của công nghệ này đó là mỗi khung hình phải mất 30 phút để kết xuất đồ họa.



    Dự án mới nhất của Debevec "Digital Ira" được chiếu trên Creators Project, chỉ mất vài giây để thực hiện 30 khung hình, có nghĩa là tốc độ kết xuất cao hơn khiến những người làm hiệu ứng hình ảnh tạo ra những mô hình khuôn mặt người chân thực với tốc độ nhanh hơn, dễ dàng hơn, ít tốn kém hơn.

    Vậy thì, xu hướng phát triển công nghệ ghi lại chuyển động mà chúng ta đang hướng đến là gì? Phim Avatar và Rise of the Planet of the Apes đã thể hiện được khả năng sử dụng được những nhân vật số hóa một cách chân thực (dù những phim này tránh được “thung lũng giả tạo” bằng cách tránh tạo ra những nhân vật số hóa là con người hoàn toàn). Công nghệ ghi lại chuyển động và hiệu ứng hình ảnh ngày càng phát triển theo thời gian và chúng ta cũng có thể sẽ không thể phân biệt được đâu là người thật đâu là bản sao số hóa trong những bộ phim sắp tới.

    Với sự phát triển đó, liệu trong tương lai chúng ta có cần diễn viên thật nữa không? Liệu chúng ta có thể tự tạo ra diễn viên – tạo ra hình dáng, chuyển động và khoảnh khắc hoàn hảo? Chúng ta có bao giờ có thể sao chép hoàn toàn hành động của một con người nếu phần lớn hành động đó đều phụ thuộc vào cảm xúc? Và điều quan trọng là liệu cảm xúc liệu có được số hóa? Đây chính là câu hỏi mà Debevec đề cập đến:
    Tổng hợp: Filmmaker Magazine và The Creators Project​