Tips Màu sắc và cách kể chuyện trong phim

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chỉnh sửa màu sắc (Color Grading)' bắt đầu bởi Son Kevin, 12/11/15.

Lượt xem: 3,976

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Màu sắc có thể có ý nghĩa chính trị, tôn giáo và văn hóa, biểu trưng giới tính và Kandisnky * tin rằng, nó có hiệu ứng cảm xúc và vật lý lên chúng ta. Màu sắc cũng có thể cải thiện trí nhớ, ảnh hưởng đến các quyết định mua hàng, biểu thị ý nghĩa và kể chuyện. Điểm cuối cùng chính là điểm chúng ta quan tâm hứng thú nhất.

    Trong bài viết này, tôi muốn tập trung vào việc ứng dụng màu sắc như một công cụ kể chuyện trong các bộ phim.

    Tôi lấy cảm hứng viết bài này sau khi xem phim Oz the Great and Powerful. Tóm tắt câu chuyện một cách độc đáo như sau:

    Một nhà ảo thuật tầm thường bị cuốn đến vùng đất phù phép và bị ép buộc vào cuộc đấu tranh quyền lực giữa ba phù thủy.

    Bộ phim khá thú vị và là một bữa tiệc thị giác thật sự. Màu sắc được sử dụng như một công cụ kể chuyện rất nổi bật, không có gì mập mờ cả. Hai mươi phút đầu tiên hoặc trong khoảng đó (bao gồm cả các cảnh mở màn đẹp mắt) là hình ảnh đen trắng, điều này mang lại một cảm giác hoài cổ cho bộ phim:

    [​IMG]
    Khi Oz đi qua một cơn bão bằng khinh khí cầu của mình, ông đến được một vùng đất huyền diệu mà còn được gọi là Oz, một nơi đầy màu sắc. Việc chuyển đổi từ màu đen trắng sang phim màu không thể thực hiện ngay lập tức. Đầu tiên bầu trời trở nên xanh một chút, sau đó cảnh nền trông như được nhuốm màu rồi dần sáng sủa hơn. Trong suốt một phút hoặc lâu hơn, các màu đen trắng đã nhường chỗ cho màu sắc đầy đủ:

    [​IMG]
    Rõ ràng là đã có sự sắp xếp sẵn khi The Wizard of Oz năm 1939 cũng bắt đầu với màu đen và trắng và khi Dorothy đến được Oz thì bộ phim đã trở thành phim màu. Trong công nghệ những năm 1930, Nghệ thuật phim màu vẫn còn khá mới mẻ và The Wizard of Oz đã rất được hoan nghênh nhờ vào những thành tựu kỹ thuật của nó. Các công cụ kể chuyện trong bộ phim gốc cho thấy sự tương phản giữa hai thế giới. Trong tài liệu gốc, Kansas được mô tả là rất xanh xao và thiếu sức sống trong khi Oz thì đầy màu sắc. Ngoài ra còn có sự đối trọng giữa yếu tố thực tại (đen và trắng) so với yếu tố tưởng tượng (nhiều màu sắc) trong hai thế giới.

    Mô hình này đã được phản ánh trong Oz the Great and Powerful. Nhà thiết kế sản xuất bộ phim, Robert Stromberg ghi nhận:


    Đây là một đóng góp cho việc chuyển đổi từ màu đen trắng sang Nghệ thuật phim màu. Năm 1939, Wizard of Oz sử dụng Nghệ thuật phim màu ba dải tuyệt vời này. Người xem rất kinh ngạc bởi vì họ chưa bao giờ nhìn thấy nhiều màu sắc trong phim như vậy, nên chúng tôi đã chơi đùa với khái niệm chuyển đổi (từ màu đen và trắng) đến màu sắc thực sự sống động nhằm đánh thức các giác quan.

    Cũng như sự đóng góp gây ảnh hưởng lớn đến bộ phim, việc sử dụng màu sắc có thể xem như một công cụ giúp kể chuyện, bởi vì nó đại diện cho sự tương phản của cuộc sống Oz. Khi nhân vật này trong màu đen và trắng, ông là một ảo thuật gia không được mọi người xem trọng và phải làm việc trong một rạp xiếc. Nhưng trong vùng đất đầy màu sắc Oz, ông được xem như rất tuyệt vời và mạnh mẽ và là vị cứu tinh của mọi người.

    Màu sắc, hoặc thiếu màu sắc, là một phần của câu chuyện và ý nghĩa của nó không thể được phát biểu một cách rõ ràng nhưng lại được truyền đạt thông qua những câu chuyện. Đó thật sự là một câu chuyện chia làm hai nửa. Như trong Memento, những cảnh đen và trắng xen kẽ với những cảnh màu sắc. Những cảnh đen và trắng thể hiện thứ tự thời gian và những cảnh màu theo thứ tự ngược thời gian.

    [​IMG]
    Câu chuyện phi tuyến tính của Memento là một cơn nhức đầu,nhưng một điểm có liên quan đến bài viết này đó là, màu đen trắng và màu sắc đầy đủ có thể được sử dụng để đại diện cho hai giai đoạn riêng biệt trong thời gian cho các nhân vật ở cùng một, hoặc hai thế giới.

    Tôi nghĩ rằng các vai trò này cũng được tôn trọng cho đến nay. Đen và trắng dường như đại diện nhiều hơn cho những điều không thực, của quá khứ và thế giới khác; trong khi chế độ màu sắc đầy đủ thì thể hiện sự trung thực và gần với hiện tại hơn. Roger Deakins, Đạo diễn hình ảnh cho một số bộ phim, Coen Brothers, đã có một ý kiến thú vị về vấn đề này:

    Đen và trắng hướng bạn tập trung vào nội dung và câu chuyện, và nó thực sự khiến bạn chú ý hơn đến những gì diễn ra trong khung hình. Nhưng khi điều này diễn ra quá thường xuyên, màu sắc có thể là một sự phân tâm – làm cho màu sắc trông đẹp mắt là một việc khá dễ dàng, nhưng làm cho nó tôn lên câu chuyện lại rất khó. Sử dụng hình ảnh đen trắng đồng nghiã với việc cân bằng tốt ánh sáng và bóng tối trong khung hình, nhưng theo tôi, nó có thể giúp chuyển tải câu chuyện tốt hơn rất nhiều với ít sự phân tâm hơn.

    Tôi đã khá ngạc nhiên khi tôi đọc được điều đó. Tôi đã luôn nghĩ rằng màu sắc truyền tải câu chuyện tốt hơn chứ không xem nó là một sự xao lãng. Trong một tác phẩm truyền thông dưới dạng truyện tranh, tôi không chắc quan điểm Deakins có thể áp dụng được hay không, nhưng đây là một đoạn trích từ cuốn sách tuyệt vời của Scott McCloud, Understanding Comics:

    [​IMG]
    Xét về một khía cạnh khá thú vị ngoài lề việc làm phim, McCloud xem màu sắc như một cách để mang lại điều gì đó cho cuộc sống, giống như khi nó được sử dụng trong Oz the Great and Powerful. McCloud cũng đề cập đến tính biểu tượng của màu sắc, điều này cũng gắn liền với nhiều bộ phim, và tôi sẽ bàn luận chi tiết về vấn đề này sau.

    Việc sử dụng màu sắc để đại diện cho các khoảng thời gian hay thế giới khác nhau là một điều khá phổ biến trong quá trình làm phim. Ngoài việc sử dụng toàn màu đen trắng hoặc toàn màu sắc sống động, tông và sắc thái của màu cũng có thể được sử dụng để biểu đạt với khán giả một phần của câu chuyện. Nếu bạn đọc bất cứ điều gì liên quan đến việc sản xuất và thiết kế Labyrinth của Pan, bạn có thể sẽ đọc được cách đạo diễn Guillermo del Toro đã có những quyết định sáng suốt về màu sắc xuyên suốt bộ phim.

    Xin nhắc lại một lần nữa, đây là bộ phim của hai thế giới. Thế giới tưởng tượng có màu sắc ấm áp, "màu đỏ thắm và màu vàng hổ phách, gần giống như dịch ối," Del Toro mô tả. Ngoài ra còn có rất nhiều vòng tròn và cạnh mềm trong thế giới này. Trong khi cuộc sống thực tế khắc nghiệt của Ophelia lại có rất nhiều cạnh và góc độ sắc nhọn với màu sắc chủ yếu là màu xanh và màu xám:

    [​IMG]

    [​IMG]
    Khi bộ phim phát triển và hai thế giới hay câu chuyện bắt đầu tiến đến với nhau, màu sắc bắt đầu bị pha trộn. "Tôi đã quyết định rằng chúng tôi nên tiến hành một quá trình làm bẩn, tức là một thế giới bắt đầu vấy bẩn thế giới còn lại", Del Toro nói. "Khi bộ phim tiếp diễn, họ hòa trộn nhiều hơn và đạt được một sự thống nhất, khi đó cách nhìn của Ofelia về thế giới trở nên thực tế kiểu phát xít." Bằng cách sử dụng màu sắc như giải pháp, Navarro nói, "chúng tôi đã tìm ra loại ngôn ngữ cần thiết giúp cho khán giả hiểu được sự phức tạp của bộ phim. "

    Traffic của Steven Soderbergh sử dụng màu sắc để phân biệt các tuyến phát triển trong câu chuyện. Điều này không được tạo nên từ việc thiết kế mỗi yếu tố cấu thành cảnh quay, mà là thông qua việc sử dụng các bộ lọc màu. Các bộ lọc tạo cho toàn bộ cảnh quay có được một tông màu và cảm giác nhất định.

    Tuyến nhân vật Michael Douglas với màu xanh và xám:

    [​IMG]
    Sau đó, với các nhân vật ở Mexico và câu chuyện của họ, các cảnh quay có màu vàng:

    [​IMG]
    Traffic là một trong những bộ phim có vài nhóm nhân vật và câu chuyện kết nối với nhau theo một cách nào đó. Các bộ lọc màu giúp phân biệt giữa các nhóm nhân vật và màu sắc mang chức năng tường thuật có chủ đích.

    Màu sắc cũng có thể giảm đi bản chất tường thuật và mang tính biểu tượng hơn. Các quyết định được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa màu sắc với các thông điệp tiềm thức chúng tạo ra, hoặc ý nghĩa của chúng trong một bối cảnh nhất định.

    Chủ nghĩa tượng trưng (symbolism) được định nghĩa trong từ điển Oxford như sau:

    Việc sử dụng các ký hiệu để thể hiện các ý tưởng hay phẩm chất

    Beauty and the Beast của Disney là một ví dụ, Belle là người duy nhất trong làng mặc đồ màu xanh. Điều này tượng trưng cho việc cô khác biệt với tất cả mọi người. Đây không phải là tham chiếu trong bất kỳ trường hợp nào, nhưng nó được suy ra từ quần áo của tất cả các nhân vật. Belle chắc chắn nổi bật lên giữa nhóm người này:

    [​IMG]
    Bộ phim yêu thích của tôi, Psycho. cũng sử dụng màu sắc của quần áo một cách tượng trưng. Bộ phim có hai cảnh quay của nhân vật chính Marion Crane trong trang phục lót. Trong cảnh đầu tiên cô mặc màu trắng, nhưng khi cô đã đánh cắp $40, 000 thì cô mặc áo ngực màu đen. Đây cũng được ghi nhận là một quyết định sáng suốt bởi vì màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết, vẻ thiên sứ và sự ngây thơ, trong khi màu đen là một màu sắc gắn với đặc điểm nhân vật đen tối, thô tục, tội lỗi và hung ác:

    [​IMG]
    Marion cũng có một cái ví trắng trước khi thực hiện hành vi trộm cắp và một cái ví đen sau đó vì những lý do tương tự.

    Sự liên đới giữa màu đen và màu trắng cùng những giá trị tương ứng của chúng là những điều đã được chia sẻ và nhấn mạnh nhiều lần. Không cần làm rõ mối liên kết này trong bất kỳ cuộc đối thoại nào, khán giả cũng sẽ tự nhiên hiểu được mối liên kết và nếu như người xem không nắm được tính biểu tượng trên thì vẫn không ảnh hưởng gì đến việc thưởng thức bộ phim.

    Một trong những ứng dụng nổi bật nhất của màu cam trên màn ảnh là trong phim Schindler’s List của Spielberg. Đây là một bộ phim đen trắng nhưng màu đỏ từ áo khoác của cô gái lại nổi lên trong một cảnh ngắn:

    [​IMG]
    Đây là một biểu tượng của sự thay đổi trong Schindler nhưng nó cũng là một gợi ý để ám chỉ sâu xa hơn và có ý nghĩa hơn. Spielberg đã nói:

    Mỹ và Nga và Anh đều biết về Holocaust khi nó xảy ra, nhưng chúng tôi đã không làm gì về điều đó. Chúng tôi không chỉ định bất kỳ lực lượng nào của chúng tôi để ngăn chặn các cuộc diễu hành hướng tới cái chết, một cuộc diễu hành không khoan nhượng hướng tới cái chết. Đó là một vết máu lớn, màu đỏ nguyên sơ nằm trên radar của tất cả mọi người, nhưng không ai hành động vì điều này. Và đó là lý do tại sao tôi muốn mang màu đỏ vào trong phim

    Đây không phải là bộ phim duy nhất có màu đỏ được tách rời với toàn bộ câu chuyện. The Sixth Sense cũng là một điển hình cho tính biểu tượng của màu sắc, nó là một ví dụ quá hay đến nỗi không thể bỏ qua. Khi tôi lần đầu tiên xem phim, tôi đã không lấy tất cả các tài liệu tham khảo nhưng một khi nhận thức được điều này, tôi nhận ra tầm quan trọng của việc sử dụng màu đỏ là rất rõ ràng.

    Khá nhanh với Google để tìm thấy lời giải thích phổ biến nhất cho việc sử dụng màu đỏ mang tính biểu tượng:

    Bất cứ điều gì trong thế giới thực đã bị làm hỏng bởi các thế giới khác

    Điều này được thể hiện khi Cole mặc một chiếc áo màu đỏ, núp dưới một tấm chăn màu đỏ, quả bóng màu đỏ hướng lên trên, tay cầm màu đỏ trên cánh cửa vào hầm. Các tài liệu tham khảo rất nhiều và như với các ví dụ khác, nếu khán giả không nhận thấy màu đỏ có tính biểu tượng như thế nào, nó vẫn không làm hỏng bộ phim. Tuy nhiên, nếu họ nhận ra được thì nó giúp thêm một điều gì đó cho câu chuyện. Dưới đây là một số ảnh tĩnh từ The Sixth Sense cho thấy việc ứng dụng tính biểu tượng của màu đỏ:

    [​IMG]

    [​IMG]
    Đạo diễn của The Sixth Sense, M. Night Shyamalan, cũng sử dụng màu sắc tượng trưng trong các bộ phim khác của ông. Trong The Unbreakable là màu xanh lá cây và màu tím, trong The Village là màu đỏ và vàng và trong Signs là màu xanh. Không có gì là ngẫu nhiên cả. Màu sắc được lựa chọn với những lý do cụ thể trong đầu và những cảnh được tạo dựng nhờ đó. Mọi thứ, từ ánh sáng, thiết bị, trang phục, đạo cụ, màu sắc và lời thoại đều được xem xét để tạo ra sản phẩm cuối cùng.

    Tôi muốn chốt lại bằng việc thảo luận về một bộ phim mà tôi yêu thích nhờ vào việc sử dụng màu sắc rất hấp dẫn. Bộ phim đó là Pleasantville và phần tóm tắt cốt truyện tôi sử dụng theo IMDB một lần nữa, "hai thiếu niên năm 1990 tìm thấy chính mình trong một bộ phim sitcom năm 1950 nơi ảnh hưởng của họ bắt đầu thay đổi một cách sâu sắc thế giới tự mãn lúc bấy giờ."

    Pleasantville lấy bối cảnh là một bộ phim sitcom màu đen và trắng. Trời không bao giờ mưa và các con đường vòng quanh nối tiếp nhau, do đó hoàn toàn không có thế giới bên ngoài, các đội bóng rổ không thực hiện hỏng pha bóng nào và vì vậy không bao giờ để thua và không có điều gì tồi tệ xảy ra. Đây là một cách đơn giản và lý tưởng hóa cuộc sống được thể hiện bởi sự đơn sắc. Đây là Pleasantville:

    [​IMG]
    Các thanh thiếu niên kia trở thành một phần của Pleasantville ngây thơ khi tiếp cận nó theo nhiều phương diện khác nhau. Người em cố gắng để hòa hợp, người chị hành xử như những gì cô đã làm trong cuộc sống những năm 90 và quyến rũ đội trưởng của đội bóng rổ. Sau sự cám dỗ nói trên, Biff lái xe về nhà và ông gieo một bông hồng đỏ, đây là dấu hiệu đầu tiên của màu sắc trong Pleasantville.

    [​IMG]
    Khi càng có nhiều người trong thị trấn bị đánh thức bởi những trải nghiệm mới, hoạt động tình dục và cảm xúc khác nhau, thì màu sắc dần được lộ diện. Nó không nửa này và nửa kia như trong Oz the Great and Powerful. Cũng không có màu duy nhất nào được sử dụng xuyên suốt. Thay vào đó, đây là sự kết hợp thông minh của các yếu tố màu sắc trong những cảnh đen và trắng để hiển thị tất cả mọi thứ khi tất cả mọi người được tiếp xúc với những hướng mới trong cuộc sống.

    Điều này đi đến kết thúc một cách tinh tế hơn, người chị nhai một trái anh đào đỏ, một cô gái thổi bong bóng kẹo cao su màu hồng, đèn xe chuyển sang màu đỏ. Sau đó, nó xảy ra với nhiều người và nhiều đối tượng khác. Bộ phim này sẽ không có nghĩa khi không có sự lây lan của màu sắc và việc ứng dụng tính biểu tượng của nó. Đó không chỉ là một phần của câu chuyện mà là một phần quan trọng của câu chuyện.

    Một trong những cảnh yêu thích của tôi là khi nhân vật của Tobey Maguire trang điểm màu xám lên mẹ mình nên người cha không nhận ra bà ấy đã trải qua quá trình chuyển đổi. Điều này khá sâu sắc và tình cảm.
    Có rất nhiều cảnh đáng được ghi lại và đưa vào bài đăng này. Đây là một vài trong số những cảnh yêu thích của tôi:

    [​IMG]
    Kỳ công của bộ phim khá hoành tráng. Đó như là một ví dụ điển hình về sức mạnh của màu sắc cũng như cách làm thế nào, khi nào nên sử dụng chúng một cách thông minh và cân nhắc vào chuyện phim, nhờ đó nó có thể giao tiếp với khán giả theo một cách mà không từ ngữ nào có thể diễn tả.

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    Có rất nhiều ví dụ khác về việc màu sắc được sử dụng như một công cụ kể chuyện trong các bộ phim, từ sắc thái màu và các bộ lọc, các đối tượng cụ thể, quá trình chuyển đổi và các biểu tượng, trang phục và tất cả mọi thứ. Thậm chí sau đây tôi có thể sẽ sớm viết một bài đăng tiếp theo, nhưng giờ là lúc để bạn tô màu hoàn thành cho tôi.