Một số khái niệm cơ bản về âm thanh trong điện ảnh - Phần 2

Thảo luận trong 'Tin tức - Đánh giá' bắt đầu bởi Son Kevin, 17/9/15.

Lượt xem: 4,046

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Trong bài viết trước về thuật ngữ của lĩnh vực thiết kế âm thanh, chúng ta đã điểm qua một vài cái tên ít được biết đến và đôi khi là những cái tên khá buồn cười trong lĩnh vực các hiệu ứng phổ biến của âm thanh. Hôm nay chúng ta sẽ đến với những cái tên trừu tượng hơn của âm thanh phim. Hãy mở rộng đầu óc để sẵn sàng tiếp nhận những điều mới từ Một số khái niệm cơ bản về âm thanh trong điện ảnh - Phần 2!

    Sweetening (Cắt gọt)


    Cắt gọt là một thuật ngữ chung, diễn tả việc tăng cường tính tổng thể của “cú đấm” âm thanh trong một video. Đó là quá trình làm cho âm thanh trở nên tốt hơn, trong hơn, hoặc mạnh hơn. Bạn có thể tưởng tượng nó như lớp cuối trong một bức tranh sơn mài về nội thất.

    Quá trình cắt gọt luôn có một kết thúc mở, cũng giống như mọi âm thanh và tình huống yêu cầu một hiệu chỉnh khác phù hợp hơn để tạo ra một thành quả tốt hơn. Cú đấm âm thanh có lẽ cần một lực sâu hơn, bổ sung thêm vào cú đập chạm vào da bình thường. Các yếu tố tác động, như tai nạn xe hơi, cú đấm karate, và tiếng đóng sầm cửa thì được chèn làm nền với nhiều hiệu ứng để diễn tả việc âm thanh được hình thành trong một hoàn cảnh nhất định.

    Đi sâu hơn nữa, chúng ta có thể chứng minh ứng dụng của âm thanh vào tiếng súng nổ qua một ví dụ ngắn. Video sau cho thấy một khẩu súng được ghi âm từ ba góc khác nhau, gần, xa, chậm, cùng với việc ghi âm cô lập về cơ chế bắn súng khan. Chúng ta sẽ nghe từng âm thanh riêng lẻ trước, sau đó là bản đã qua cắt gọt và phối lại cùng một vài xử lý thêm.
    Dĩ nhiên là vẫn có những cách khác để cắt gọt âm thanh từ hiệu ứng tạo lớp. Hãy đến với khái niệm tiếp theo để biết rõ hơn về điều này:


    Kỹ thuật Worldizing

    Một dạng của Cắt gọt, Worldizing là quá trình làm cho âm thanh trở nên tự nhiên hơn với thiết lập hình ảnh. Tiếng súng trong một hang động thì khác hoàn toàn so với tiếng súng trong một cánh đồng trống, nên nhà thiết kế âm thanh cần xử lý để đảm bảo rằng hiệu ứng âm thanh được ghi lại ở một không gian với tính chất không trái ngược với âm thanh cuối cần có.

    Bản thu mẫu sau của chuỗi âm thanh tiếng súng từ thư viện âm thanh Soundmorph cho ta thấy cách mô hình khẩu súng được sử dụng trong bốn môi trường khác nhau – Thô, Trong nhà, Ngoài trời và Thành phố.


    Quá trình worldizing có thể được thực hiện ở cả trong giai đoạn thu âm (bằng cách theo dõi trong nhiều không gian khác nhau) lẫn giai đoạn hậu kỳ (bằng cách sử dụng một quy trình đặc biệt để thu nhận âm thanh từ một nhân vật khác). Thông thường, một bản thu thô (chưa qua xử lý) sẽ được thay đổi theo cường độ và độ dài để chỉnh âm sao cho khớp với hình ảnh. Một trong những công cụ phổ biến nhất được sử dụng trong worldizing âm thanh là chập thiết bị điện tử tạo hồi âm, tức là sử dụng các mẫu thực tế của thiết bị này đưa vào các không gian thực kết hợp với hiệu ứng âm thanh thô.


    Tiếng Walla


    Một hợp âm bao quanh, được tạo ra bởi một nhóm người trò chuyện, được gọi là ‘walla’. Nó là một cụm ghi lại âm thanh khi tiếng người làm nền và hòa lẫn vào nhau thành một hợp âm không thể phân biệt được tiếng của từng người.

    Tên của Walla bắt nguồn từ buổi sơ khai của Hollywood, trước cả thời của thư viện âm thanh, khi diễn viên lồng tiếng lý giải tiếng ồn là do đạo diễn nói ‘walla walla walla’ trên sân khấu. Ngày nay, có thể dễ dàng tạo ra walla khi ghi âm trực tiếp tiếng của đám đông.

    Walla thường được lồng chung hoặc đưa lên đầu những âm nền, truyền đạt cảm giác về hoạt động của con người tại một địa điểm nào đó – một nhà hàng với tiếng walla từ đám đông sẽ rất khác một nhà hàng không có tiếng này – một nơi có vẻ đông đúc, nhộn nhịp còn nơi kia thì cô quạnh và hoang vắng đến đáng sợ.

    Bên dưới là một vài mẫu tiếng walla chất lượng cao, được cung cấp bởi các cộng tác viên. Hãy chú ý cách các nhân vật thay đổi tiếng walla khác nhau tùy vào địa điểm và ngôn ngữ.


    Popcorn Noise (Tiếng ồn Bỏng ngô)

    Thêm một thuật ngữ theo kiểu dân gian nữa, tiếng ồn bỏng ngô là tiếng ồn từ môi trường xung quanh thường thấy ở rạp chiếu phim. Yếu tố này từ phía khán giả và được đưa vào khi hòa trộn các bản thu của nhạc phim. Cụ thể hơn, bạn có thể không thể nghe được các chuyển động nhẹ hoặc những âm nhỏ khi có tiếng ồn bỏng ngô trong rạp.

    Chúng tôi hiện không có ví dụ nào về tiếng ồn bỏng ngô cho bạn nghe thử. Nhưng trong thời gian tới, khi bạn ở trong một đám đông tại rạp chiếu phim và đèn mờ đi, hãy lắng nghe kỹ tiếng mọi người nói chuyện. Trong thực tế, có thể bạn sẽ không bao giờ có thể ngừng nghe âm thanh này (xin thứ lỗi!).


    Room Tone / Air Tone (Tiếng phòng / Tiếng không khí)

    Trong khi tiếng walla thể hiện cho âm thanh đám đông một cách tự nhiên, tiếng phòng là âm thanh nền tự nhiên của một không gian trong nhà mà tại đó không có hoạt động nào của con người. Trái ngược với nhận thức tâm lý học rằng, một căn phòng sẽ không thể yên tĩnh tuyệt đối nếu đó không phải là môi trường chân không, và dù cho có ở trong môi trường chân không đi nữa, bạn vẫn quá bận rộn vật lộn để thở và bật micrô lên. Hệ hống HVAC, hệ thống nước, hệ thống giao thông ngoài trời và rất nhiều các yếu tố kiến trúc khác đều ảnh hưởng đến âm thanh trong phòng. Dù chỉ là một chuyển động nhẹ của không khí thì micro có thể bắt được và gây ảnh hưởng đến âm thanh thu được, điều này còn phụ thuộc vào vị trí micro được đặt trong phòng.

    Việc sử dụng và thu âm tiếng phòng là rất cần thiết khi quay phim tại một địa điểm cụ thể. Chuỗi âm thanh sẽ trở nên đứt quãng và kém tự nhiên khi không có âm thanh phòng làm nền, kể cả những người nghe kém chú ý nhất cũng có thể nhận ra ‘khoảng trống’ này khi cảm nhận phim.

    Âm thanh phòng là một người anh em họ của âm thanh không khí – một thuật ngữ ít được biết đến, dùng để chỉ bầu không khí nền im lặng của không gian ngoài trời.

    Chúng tôi cũng đã chuẩn bị sẵn một đoạn âm thanh phòng từ Soundsnap, được thu từ từng môi trường khác nhau.


    24hinh.vn dịch theo cinema5d​