Khi tôi đề cập đến các thuật ngữ Bumper (Hợp âm nghịch), Chopper (Âm động), Sweeper (Càn Quét), thì đây không phải là những động tác của môn Kick-boxing, chúng được nhắc đến như là những khái niệm về hiệu ứng âm thanh. Cũng giống như trong biên tập phim ảnh có các thuật ngữ như dissolve (mờ chồng) và cross cut (cảnh song hành), việc biên tập âm thanh cũng có thuật ngữ đặc trưng. Là một người làm phim, bạn có thể đã từng nghe đến rất nhiều thành tố cấu thành nên từng loại hành động, nhưng tên kỹ thuật của chúng thì rất ít được biết đến. Trước đây, một sự hiểu biết sâu rộng về các thuật ngữ âm thanh không được quan tâm đúng mức, nhưng ngày nay, điều đó sẽ giúp bạn giao tiếp và nhận phản hồi dễ dàng hơn trong suốt quá trình hiệu chỉnh âm thanh, trong bất kỳ vai trò nào của quá trình sản xuất. Âm nền (Ambience) Âm nền, hay còn gọi là bầu không khí ( atmosphere , ambient ) , là những âm thanh chìm làm nền trong một cảnh quay. Tuy rằng chúng không được xem như lời thoại, chúng vẫn rất cần thiết để truyền tải và tạo cảm xúc cho không gian hoặc nơi chốn đó. Một người hiệu chỉnh âm thanh có thể tạo ra nhiều tầng lớp âm nền khác nhau với mục đích dẫn dắt tâm trạng cho người xem. Mặt khác, một vài âm nền lại được ghi âm từ những nơi có nguồn âm tự nhiên như các bờ biển hoặc các sân chơi. Tuy vậy, chúng vẫn được thu lại và hiệu chỉnh giống như hư cấu từ thế giới khác. Một ví dụ điển hình cho âm thanh nền được hiệu chỉnh đó là cảnh phim trong Tái hiện Ma trận (The Matrix Reloaded – 2003), trong đó nhân vật chính Neo và người lãnh đạo thành phố cuối cùng của nhân loại thâm nhập sâu vào hoạt động ngầm bên dưới lòng đất. Bạn hãy chú tâm đến cách các loại máy móc làm nền phát ra âm thanh trong suốt cuộc hội thoại của hai nhân vật. Trong bối cảnh này, âm thanh nền đã được thiết lập để gợi lên và làm rõ hơn chủ đề cuộc nói chuyện về máy móc và sự kiểm soát của con người. Hợp âm nghịch (Bumper) Hợp âm nghịch là những âm thanh đột ngột, chói tai, thường được dùng để làm rõ sự ngạc nhiên hoặc các tác động. Chúng có thể được dùng khi mô tả các pha hành động mạo hiểm như tiếng đụng xe, tiếng va đập cơ thể người, hoặc được sử dụng độc lập để diễn tả sự căng thẳng tâm lý, như trong phim có nhân vật suy nhược thần kinh chẳng hạn. Lưu ý rằng hợp âm nghịch trong hiệu ứng âm thanh nói chung không giống với hợp âm nghịch trong âm nhạc, bởi vì hợp âm nghịch trong âm nhạc là những âm ngắn, ngẫu nhiên, thường được sử dụng trong việc phát sóng. Trong các phim hành động ngày nay thì các đoạn phim ngắn ra mắt thường sử dụng (thậm chí là lạm dụng) các hợp âm nghịch nhằm mục đích gia tăng căng thẳng. Ví dụ điển hình là trong phim Bộ tứ Siêu đẳng (Fantastic Four 2015), có rất nhiều hợp âm nghịch, đặc biệt trong khoảng 1:12, khi mà các pha hành động ngoạn mục được điểm qua bởi hàng loạt cảnh quay ngắn. Âm động (Chopper) Người tạo âm động có thể biến tất cả âm thanh thành những giai điệu trùng lặp thay đổi liên tục. Đó là nhờ vào các ứng dụng giúp mở rộng và gia tăng tối đa tốc độ, âm điệu và phong cách. Sau đây là một ví dụ minh họa về âm động khắc họa bầu không khí khoa học viễn tưởng. Một trong những tác phẩm áp dụng âm động được biết đến nhiều nhất là cảnh quay mở đầu của phim Tận thế (Apocalypse Now). Khán giả được đắm chìm vào âm thanh của cánh máy bay trực thăng quay chậm như đến từ một thế giới khác, với những nhân vật ảo giác. Tiếng vút/ Tiếng vút từ những cú đấm (Whoosh / Whoosh-to-hit) Tiếng vút (whoosh ) diễn tả một yếu tố hoặc một thành phần chuyển động ngang qua rất nhanh, ví dụ như tiếng máy bay phản lực hoặc tiếng gió. Hoặc tiếng vút có thể được áp dụng một cách hình tượng qua âm thanh vun vút của các cột tre trong các điệu võ thuật. Hãy thử lắng nghe một bộ sưu tập các Tiếng vút trong điện ảnh, cả âm thanh thực lẫn âm thanh được hiệu chỉnh, từ nguồn Airborne Sound (đối tác của Soundsnap). Giống như hợp âm nghịch, tiếng vút cũng rất thường xuất hiện trong các đoạn phim ngắn ra mắt, để khắc họa và nhấn mạnh những hành động đầy sức mạnh. Bởi vì tiếng vút từ những cú đấm là một mục nhỏ của âm thanh tiếng vút, thường được tạo nên bởi một yếu tố tác động đơn lẻ nên sử dụng rất thường xuyên trong các phim võ thuật. LFE LFE ( Low Frequency Effect ) là viết tắt cho Hiệu ứng Tần số thấp. Những âm thanh này có tần số cực thấp và đòi hỏi phải có loại loa siêu trầm chuyên dụng mới có thể truyền tải đầy đủ. Trong phim ảnh hoặc trò chơi, hiệu ứng LFE được dùng để tăng tác động của những âm thanh đinh tai như động đất hoặc các vụ nổ. Khi sử dụng LFE dồn dập sẽ tạo cho người xem cảm giác khó chịu. Trong cảnh quay sau từ phim Dị nhân 2 (Paranormal Activity 2), một LFE tinh tế và dồn dập được sử dụng để khắc họa sự hiện diện của một linh hồn ác độc trong căn nhà. LFE phát triển dần dần theo tính cách nhân vật và cường độ càng tăng khi các cảnh quay càng được khắc họa sâu sắc. Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các thuật ngữ trong thiết kế âm thanh và mẹo xử lý âm thanh trong quá trình sản xuất.