Đôi khi các nhà dựng phim cố gắng làm một cảnh phim chuyển một cách liền mạch sang cảnh tiếp theo. Làm như vậy có thể khiến cho những chi tiết của 1 cách kết nối được với chi tiết của cảnh tiếp theo. Khi các chi tiết không kết nối với nhau, người xem có thể không nắm được nội dung bộ phim. Thử xem 1 cảnh phim với 1 người phụ nữ đang hút thuốc và cảnh phim tiếp theo điếu thuốc còn một nửa. Đây chính là lỗi liền mạch về không gian và thời gian trong phim dù chỉ là 1 lỗi nhỏ. 1 trang web được dành hoàn toàn để phát hiện ra những lỗi này. http://www.moviemistakes.com/film294/continuity. ảnh: moviemistakes Đây là một lỗi trong “Terminator 3″ ” khi John và Catherine đang trong nhà kho chứa máy bay trên đường chạy trốn, đuôi máy bay Cessna có số hiệu N3035C. Khi máy bay bay trên bầu trời, số hiệu lại là N3973F. Khi hạ cánh, đuôi máy lại đổi lại N3035C. ảnh: moviemistakes Trong phim "Rocky Horror Picture Show", 1 lỗi xuất hiện khi Eddie thoát khỏi vùng lạnh. Anh ta đeo 3 nhân trên tay trái (ngón giữa, ngón áp út và ngón út). Nhẫn ở ngón út biến mất ở 1 vài cảnh sau đó, bao gồm cả khi Eddie chơi sắc xô phôn và khi anh ta nâng Columbia lên, trước khi họ lăn xuống dưới sàn Trong bộ phim "Commando 1985", lỗi xuất hiện ở cuối phim. Khi 3 máy bay trực thăng và thủy phi cơ hạ cánh, đó là một cảnh rất rộng nhưng không nhìn thấy chiếc tàu thuyền nào. Một vài phút sau, khi chiếc thủy phi cơ cất cánh, 1 chiếc thuyền trắng lại xuất hiện ở gần bờ. Kể cả nếu chiếc thuyền không ở trong phạm vi máy quay trong cảnh hạ cánh, thì trong một vài phút nó cũng không thể đi xa đến vậy và đậu gần bờ như vậy. Về mặt kỹ thuật, người giám sát kịch bản và đạo diễn chịu trách nhiệm cho những cảnh liền mạch trong 1 phim. Xét cho cùng thì nhà dựng phim không thể kiểm soát được những gì xảy ra trên phim trường. Nhà dựng phim thỉnh thoảng có thể chỉnh lại xung quanh những lỗi đó. Ví dụ, trong trường hợp độ dài của điếu thuốc không phù hợp, nhà dựng phim có thể chen vào 1 cảnh phản ứng. Cảnh này có thể đánh lạc hướng sự chú ý của khán giả khỏi lỗi liền mạch, nhưng no cũng có thể thay đổi ý nghĩa của cảnh phim. Hiểu những chi tiết này đúng giúp nhà dựng phim truyền đạt được câu truyện đến khán giả. Hầu hết những lỗi liền mạch thường rất nhỏ mà chỉ có nhà làm phim mới biết và chỉ khi câu truyện kém hấp dẫn. Ví dụ như bộ phim Goodfellas (1998) được đạo diễn bởi Martin Scorcese có rất nhiều lỗi liền mạch. Bạn sẽ không thể nhận ra chúng vì câu truyện và nhân vật của bộ phim vô cùng hấp dẫn. Bộ phim được đề cử bộ phim xuất sắc nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, dựng phim xuất sắc nhất và nhiều giải khác nữa. Những đặc điểm của dựng phim liền mạch (Continuity Editing) Continuity Editing là phong cách dựng phim được sử dụng ở hầu hết các bộ phim của Hollywood, chương trình truyền hình, phim tài liệu và video thông tin nơi mà các cảnh phim phát triển câu chuyện hay nhân vật. Mục tiêu của Continuity Editing là khiến khán giả không phát hiện ra dựng phim và một loạt cách cảnh quay có thể nối liền mạch thành một để kể lên một câu truyện. Continuity Editing tập trung vào nhân vật, cốt truyện, xung đột và thay đổi. Phong cách cổ điển này bị chi phối bằng câu truyện và được gọi là chuyện kể. Continuity Editing có một số quy ước hay quy tắc mà khán giả mong đợi. Bắt đầu với những quy tắc này có thể bộ phim nhìn khó hiểu. Đây là những quy tắc: - Trong phong cách cổ điển của Hollywood câu chuyện tuyến tính cần cho “dựng phim vô hình”. Cảnh chuyển tiếp phải trơn tru và gần như không phát hiện ra được mà không cần các đoạn cắt không hòa hợp như kiểu dựng nhảy (jump cuts) Quy tắc 180 độ- Quy tắc 180 độ là nguyên tắc phim cơ bản, quy tắc này nói rõ rằng 2 nhân vật hay những yếu tố khác nhau trong cùng 1 cảnh luôn có cùng mối quan hệ trái/ phải với nhau để người xem không bao giờ nhầm lẫn về vị trí của các nhân vật. Nếu bạn vẽ sơ đồ cho 1 cảnh rồi vẽ 1 đường thẳng giữa 2 nhân vật thì máy quay sẽ luôn ở 1 bên của đường thẳng. Tất cả các cảnh quay con người phải được quay từ cùng 1 bên của đường thẳng. Di chuyển máy quay sang bên còn lại chính là “đi qua đường thẳng” sẽ tạo nên 1 cảnh không hòa hợp và có thể khiến khán giả nhầm lẫn về vị trí của cảnh phim. - Những cảnh đoạn hội thoại mặt đối mặt được quay qua vai trong cảnh kiểu "shot" "reverse shot" (nghịch hướng). Cảnh nghịch hướng là 1 kỹ thuật phim mà 1 nhân vật được quay đang nhìn 1 nhân vật khác và rồi nhân vật khác đó cũng được quay đang nhìn nhân vật thứ nhất.Vì các nhân vật được quay đối diện với nhau nên khán giả cảm thấy họ như đang nhìn nhau. Eyeline match - Eyeline match: Khi 1 nhân vật nhìn 1 vật, 1 nhân vật khác hay đơn giản là 1 cảnh ngoài máy quay, thì khán giả cũng muốn nhìn thấy những gì nhân vật nhìn thấy. Cảnh quay tiếp theo thường cho khán giả thấy những gì nhân vật nhìn vào. Điều này tạo nên trật tự và có ý nghĩa trong không gian phim ảnh. Cảnh A cho thấy nhân vật nhìn vào hành động mà xảy ra trong cảnh B. Eyeline match khiến những cảnh cắt "ngọt" hơn vì khán giả mong cảnh cắt xuất hiện và háo hức muốn xem điều gì xảy ra tiếp theo. chú ý tại giây thứ 23 - Match on action: Khi một vài hành động xảy ra trong 1 cảnh quay, hành động giống vậy phải có trong cảnh tiếp. Nhà dựng phim có thể xử lý thời gian để kết hợp chính xác hay xấp xỉ các cảnh phim, vì nó giúp khán giả tiếp tục hiểu được những sự việc đang xảy trong phim. Phong cách dựng phim cổ điển của Hollywood có trong hầu hết các bộ phim ngày nay. Tuy nhiên nhưng phong cách dựng phim vẫn bị chi phối bởi cách kể chuyện. Đó là phong cách của những nhà làm phim Mỹ, còn đối với các nhà làm phim người Nga thì sao? Mời các bạn học tiếp phần 3 của series nghệ thuật dựng phim và video.