Kỹ thuật chuyển cảnh mờ chồng (dissolve transition)có thể mang nhiều ý nghĩa và ảnh hưởng đến câu chuyện của bạn theo nhiều cách khác nhau. Dưới đây là một vài cách mà các nhà làm phim trong quá khứ và hiện tại đã sử dụng kỹ thuật này. Trong số rất nhiều kỹ thuật được sử dụng để truyền tải sự thay đổi thời gian trong phim, kỹ thuật chuyển cảnh mờ chồng là một trong những kỹ thuật linh hoạt nhất. Nó có thể được đặc biệt chú ý đến hoặc thêu dệt gần như vô hình vào trong câu chuyện. Các hình ảnh chồng chéo đưa người xem đến cảnh hoặc hình ảnh tiếp theo, hỗn nối liền hiện tại và tương lai. Một cảnh mờ chồng hiệu quả có thể truyền tải những quan điểm khác nhau xuyên suốt bộ phim. Chúng ta hãy xem xét một số cách mà các nhà làm phim trong quá khứ và hiện tại đã sử dụng kỹ thuật dựng phim cổ điển này. Việc sử dụng kỹ thuật mờ chồng cơ bản nhất là để truyền tải sự thay đổi về cảnh và thời gian. George Melies là người đầu tiên sử dụng kỹ thuật này vào năm 1899 với Cinderella và cũng là hình ảnh chuyển động đầu tiên có sáu cảnh khác nhau được ráp lại với nhau. Sử dụng mờ chồng như một cách để di chuyển đến cảnh tiếp theo thường chỉ ra một bộ phim có nhịp độ chậm để dành thời gian cho câu chuyện. Các tác phẩm kinh điển như The Godfather hay Lawrence of Arabia, các cảnh mờ chồng là những gì mà câu chuyện cần. Sự tiến triển chậm từ cảnh này đến cảnh khác hoàn toàn phù hợp với nhịp độ, chủ đề và giai điệu của bộ phim. Về cơ bản, nếu mờ chồng phù hợp với câu chuyện và tốc độ của bộ phim, thì hãy sử dụng nó. Bên cạnh sự thay đổi về cảnh và thời gian, kỹ thuật mờ chồng còn được sử dụng cho các hiệu ứng đặc biệt. Một trong những bước đột phá đầu tiên về hiệu ứng đặc biệt đến từ việc sử dụng kỹ thuật mờ chồng trong Metropolis của Fritz Lang. Có lẽ một trong những ứng dụng nổi tiếng hơn về kỹ thuật mờ chồng cho các hiệu ứng đặc biệt là sự chuyển đổi của Lon Chaney Jr. trong George Waggner’s The Wolf Man (1941).. Một ví dụ khác của việc sử dụng kỹ thuật mờ chồng để tạo hiệu ứng đặc biệt đến từ Psycho của Alfred Hitchcock. Trong cảnh cuối cùng của bộ phim, Norman Bates (Anthony Perkins) nhìn chằm chằm vào camera khi cảnh chồng vào trường đoạn cuối. Tuy nhiên, không phải trước khi chúng ta thấy một hộp sọ chồng lên khuôn mặt của nhân vật vì hình ảnh mở dần ở cảnh tiếp theo. Nó rất tinh tế, nhanh và cực kỳ hiệu quả. Trong một cách sử dụng đặc biệt khác của mờ chồng từ cùng một bộ phim, Hitchcock đưa người xem xuống ống cống khi máu và nước trôi theo hình xoắn ốc xuống hư vô. Đồng thời, chúng ta thấy con mắt vô hồn của nạn nhân xuất hiện cứ như là trôi xuống như ống cống vậy. Một kỹ thuật cực kỳ hiệu quả khiến người xem có cảm giác chính xác như những gì Hitchcock muốn - bị sốc. Về hình ảnh chồng chéo, đôi khi các nhà làm phim đóng khung hình chủ thể của họ ở một vị trí với ý định đè cảnh tiếp theo hoặc nhân vật lên trên. Để làm được điều này, đôi khi hình ảnh cuối cùng tạo ra một bức chân dung có ảnh hưởng lớn hơn chứa đựng một ý nghĩa bao quát. Được sử dụng hiệu quả, thì việc này có thể kích thích một loạt các phản ứng về mặt tình cảm cho khán giả. Một ví dụ gần đây của việc sử dụng kỹ thuật này có thể được nhìn thấy trong Under the Skin của Jonathan Glazer. Dưới đây là một hình ảnh từ Inherent Vice của Paul Thomas Anderson. Anderson dụng mờ chồng để truyền đạt những suy nghĩ của nhân vật và bản chất mỏng manh của nhân vật nữ. Đây là cách sử dụng mờ chồng tốt, không hề mắc lỗi, thể hiện được điều nhân vật cảm nhận và cách nhân vật cảm nhận mà không dùng cắt trực tiếp hay trình bày vô nghĩa.