Phân tích Những cửa sổ tâm hồn trong phim của Wes Anderson

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Son Kevin, 6/1/18.

Lượt xem: 2,854

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Chúng ta có thể cảm thấy hồi hộp trong các cảnh rượt đuổi như trong phim Halloween hoặc Scream, nhưng nghĩ mà xem, trong một giây: không có cánh cửa để đóng sầm, không có tủ quần áo để ẩn náu, không có hành lang góc cạnh ... những bộ phim này sẽ thật đáng sợ đến mức nào? Một bộ phim như The Hateful Eight - sở hữu rất nhiều cảnh quái dị thông qua sự mở đầu kỳ lạ của vị trí mà nó xảy ra, và thực tế là tất cả các nhân vật xuất hiện trong cùng một một không gian qua một khoảng thời gian dài. Và đối với bộ phim The Shining ..., các khung cảnh của nói lên nội dung của chính bộ phim.

    Kiến trúc mang ý nghĩa to lớn trong một bộ phim. Chúng là công cụ để giúp nhân vật và người xem có cảm giác như di chuyển trong đó và trải nghiệm cảm giác thật trong phim. Và không ai biết rõ điều này hơn Wes Anderson.

    Có rất nhiều khoảnh khắc trong bộ phim của Wes Anderson khi nhân vật chỉ đơn giản nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chằm chằm vào cảnh quan hay vào khung ảnh.

    Video phân tích dưới đây, sắc bén và rõ ràng này chứng minh tiềm năng của kiến trúc thông qua cách sử dụng các cửa sổ, từ bộ phim đầu tay tới bộ phim mới nhất của ông. Theo nhà lý luận phim David Bordwell, Anderson sử dụng phương pháp "tiếp cận theo kế hoạch", trong đó làm tăng "hình thức vụng về của ông ta, một cảm giác mà chúng ta đang theo dõi từ một khỏang cách xa đến một thế giới kín mà đôi khi để nhìn lại chúng ta".

    Những gì bạn có thể học video phân tích dưới đây có thể được áp dụng cho câu chuyện của bạn, hoặc cũng có thể đơn giản là chỉ để hiểu tường tận về nó. Wes Anderson thực sự đang làm phim của mình. Dưới đây là một vài thủ thuật trong cách sử dụng các cửa sổ của ông.


    click CC chọn phụ đề tiếng Việt​

    Nhìn ra ngoài

    Có rất nhiều khoảnh khắc trong phim của Anderson khi nhân vật chỉ đơn giản nhìn ra ngoài cửa sổ, nhìn chằm chằm vào cảnh quan hoặc vào khung cảnh. Giống như Gustave đang tìm kiếm một thứ gì đó, cụ thể, khi ông nhìn ra ngoài cửa sổ phía trước của khách sạn Grand Budapest. Câu trả lời có thể là "không có gì" . Nhưng nhân vật được phép làm điều đó mọi lúc mà không có bất kỳ mục đích nào. Điều này rạo ra những dấu ấn trong tác phẩm của ông, và những phẩm chất này làm cho nó trở nên đáng nhớ.

    Tẩu thoát

    Hành động nhảy ra ngoài cửa sổ có thể đóng vai trò như là một bức một điểm nhấn của cốt truyện với những hành động khác, hoặc nó có thể giúp tạo nên một cấu trúc cốt truyện. Ví dụ, khi Eli Cash trườn ra khỏi cửa sổ trong phim The Royal Tenenbaums, anh ấy thoát khỏi sự phát hiện trong một cuộc hẹn hò với Margot Tenenbaum. Nhưng Anderson cũng sử dụng những cử chỉ đế xây dựng tính cách của nhân vật Cash: xão trá,lập dị, khó tiếp cận, khó bắt. Nhiều bộ phim đã từng hoàn toàn dựa trên những cảnh liên quan đến cửa sổ như Rear Windows, The Hudsucker ProxyAda to Salem's Lot. Trong những bộ phim này, cửa số mang đến thông điệp nơi khao khát, tuyệt vọng ở bất cứ nơi đâu - bất cứ đâu - cho dù đó có nghĩa là sống hay chết.

    Đóng lại

    Một cửa số có thể dễ dàng nhìn xuyên qua hoặc được che lại. Hành động nhìn vào một cửa sổ ngụ ý sự theo dõi và tò mò, trong khi việc đóng màn che lại ngụ ý một số điều khác. Khi Max Fischer che bức màn phòng ngủ của mình trong Rush More, Trong một câu chuyện, bạn không bao giờ có thể hoàn toàn đóng lại sự tò mò về những gì sẽ xảy ra tiếp theo; vì thế điều tốt nhất là thiết lập một ranh giới giữa một điểm nhấn cốt truyện và những điều sau đó. Kết quả là bức màn, đại diện cho ý tưởng rằng các nhân vật trên màn hình không bao giờ có thể hoàn toàn thoát khỏi đôi mắt của người xem và trí óc của họ.