Những điều cần biết về quản lý màu sắc trong khâu hậu kỳ

Thảo luận trong 'Tin tức công nghệ' bắt đầu bởi Son Kevin, 27/8/15.

Lượt xem: 8,440

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Quản lý màu sắc cho giai đoạn hậu kỳ sản xuất video là một chủ đề chưa được đề cập ở bất cứ website nào ở Việt Nam. Quản lý màu sắc không đơn giản là một đề tài hấp dẫn mà là một vấn đề thuộc về kỹ thuật và mang tính khoa học. Đó là một khái niệm khó để nắm bắt từng yếu tố trong quy trình làm việc. Bài viết này sẽ mang đến cho bạn hiểu biết cơ bản về một chủ đề mà bất cứ nhà làm phim nào trong thời đại kỹ thuật số cũng nên biết đến, cũng từ đó giúp bạn có được lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình.

    Tuần trước tôi đã viết một bài giải thích về LUT, hay “Look up table” (một thiết bị đơn giản dùng để chuyển từ giá trị vào RGB sang một giá trị ra RGB khác) cũng như kiến thức về chỉnh sửa không gian màu. Bạn có thể đọc lại bài viết tại đây: LUT chính xác là gì?

    Hôm nay tôi sẽ đi sâu vào những phần thực hành cơ bản của quản lý màu sắc chuyên nghiệp, khi thiết kế và thiết lập quy trình làm việc hậu sản xuất, không đi quá sâu vào khía cạnh khoa học. Tôi đã cung cấp một đường dẫn ở cuối bài viết, đó là những điều nên đọc nếu bạn muốn nghiên cứu sâu vào việc quản lý màu sắc.

    Mọi điều được viết ra như sự giới thiệu cho ACES, Học viện về Hệ thống Xuất Màu được phát triển bởi Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (được biết nhiều bởi giải Oscars). Với tiêu chuẩn màu điện ảnh kỹ thuật số (DCI-P3) vượt qua chuẩn HD của truyền hình (Rec709), và mới đây là tiêu chuẩn cho UHD (Rec2020), hơn cả tiêu chuẩn được áp dụng cho rạp chiếu phim kỹ thuật số, tôi tin rằng ACES theo thời gian sẽ trở thành tiêu chuẩn chính thống cho quy trình xử lý màu sắc trong tương lai.

    Nói tóm lại, có rất nhiều thứ cần tìm hiểu, nên tôi sẽ tóm tắt mọi thứ ngắn gọn trong một vài bài viết.

    Vì sao bạn cần biết về quản lý màu sắc?

    Apple Retina có vẻ ngoài tuyệt vời đến mức không có khách hàng nào phàn nàn. Vậy sao bạn cần phải biết điều này?

    Câu trả lời rất đơn giản: vì nó giúp cải thiện chất lượng công việc của bạn và mang lại lợi thế lớn cho bạn so với các đối thủ khi họ không biết rõ hoặc không quan tâm đến khía cạnh này.

    Thật ra chủ đề này cũng không thú vị bằng bộ phim mới ra hoặc các công cụ phân cấp màu sắc, nhưng nếu bạn đang cố gắng đi lên từ việc sản xuất với quy mô vừa và nhỏ thì việc thực hiện quản lý màu sắc chuyên nghiệp sẽ giúp bạn và công việc tách biệt khỏi đám đông và nâng tầm giá trị cho dịch vụ của bạn.

    Quản lý màu sắc không chỉ dành cho các hãng lớn Hollywood, bạn hòan toàn có thể tạo dựng vị thế riêng cho mình và cho khách hàng chỉ bằng cách hiểu và làm theo một vài bước đơn giản.

    Vậy Quản lý Màu là gì?

    Đầu tiên hãy nhìn thẳng vào vấn đề. Bạn đang sở hữu rất nhiều định dạng máy ảnh và thiết bị chuyển hóa/ giải mã khác nhau, và với mỗi thông số, đặc thù riêng của màu sắc sẽ khiến chúng được ghi nhận và hiển thị khác nhau. Bạn đang phải tiếp nhận và xử lý tất cả những định dạng khác nhau đó được hòa lẫn trong cùng một dự án. Bạn đang xem tất cả được hiển thị trên màn hình với thông tin màu sắc riêng và sau đó định nghĩa các định dạng màu trên vào một tập tin khác với thông tin sau xử lý.

    Mỗi thông tin màu đều được trải qua các bước sau một cách riêng biệt: giải mã, giải thích, dịch nghĩa, mã hóa và hiển thị.

    Tiếp theo, mỗi tập tin sẽ được đưa vào các phần mềm chạy thử để kiểm tra sự hiển thị dưới chế độ truyền hình, chế độ chiếu phim, chế độ điện thoại di động hoặc máy tính để kiểm tra hiển thị tương thích.

    Một khi tập tin màu được tung ra, bạn mất hoàn toàn quyền kiểm soát tập tin đó, về mức độ chính xác của màu sắc trên các loại thiết bị, trên truyền hình hoặc khi trưng bày. Tuy vậy, bạn có thể dồn hết sức kiểm soát quy trình làm việc trong nội bộ, điều này hết sức quan trọng.

    Mục đích của việc quản lý màu sắc là đảm bào màu sắc thể hiện đối tượng một cách chính xác, giảm thiểu đến tối đa các biến thể nếu có trong suốt toàn bộ hệ thống phần cứng và phần mềm, nhằm tăng hiệu suất cho quá trình hậu kỳ sản xuất.

    5 Điều cần biết

    1. Chắc chắn rằng bạn thiết lập môi trường đúng

    Bước đầu tiên để quản lý màu sắc hiệu quả là thiết lập một môi trường lý tưởng.

    Các màu mạnh trong và xung quanh không gian làm việc của bạn như những bước tường trang trí sáng màu hoặc ánh đèn phi trung tính sẽ gây ảnh hưởng đến các màu tương đương từ màn hình máy tính.

    Vì vậy, tường phòng làm việc nên được sơn màu xám, khoảng xám “trung tính” 18% là tốt nhất. Đèn nên là loại có thể chỉnh vặn mờ đi, và tông màu giống với đèn nền của màn hình, tức là CIE D65 (6500K ánh sáng ban ngày). Đó là những thông tin khuyên dùng để có được một môi trường trung tính, không lý tưởng, giúp bạn giảm căng thẳng cho mắt khi nhìn vào màn hình trong không gian tối.

    2. Sử dụng màn hình hiển thị màu sắc tốt

    [​IMG]
    Chúng ta có thể rất ít nghe đến điều này trước đây. Một màn hình Flanders Scientific hoặc màn hình phân cấp Cinetal chắc chắn là khá đắt. Tuy vậy, có những sự lựa chọn tiết kiệm hơn như màn hình Eizo và Dreamcolor của HP với hỗ trợ chuẩn phần cứng như HP Dreamcolor Z27x.

    3. Hiệu chỉnh màn hình một cách chính xác

    [​IMG]
    Thiết bị được sử dụng để hiệu chỉnh màn hình là một trong ba loại: một thiết bị đo màu đơn giản và rẻ tiền một máy quang phổ đạt thông số cao nhất, một máy đo bức xạ quang học. Bạn có thể lựa chọn từ một trong số các nhà sản xuất bao gồm Klein Instruments, Photo Research, Konica Minolta, X-Rite và Datacolor. Thủ tục hiệu chỉnh chính xác phụ thuộc vào phần cứng và nằm ngoài phạm vi của bài viết này. Màn hình nên hiệu chỉnh lại mỗi 600 giờ để phục hồi sau những tác động của đèn nền trải qua thời gian sử dụng lâu. Thiết bị đo màu dành cho hiệu chỉnh phần cứng với mức giá chấp nhận được là X-Rite i1Display Pro.

    4. Lựa chọn cẩn thận định dạng và codec
    [​IMG]
    Một vài Codec (chuyển mã) thì tốt hơn những loại còn lại khi nó tạo và tái tạo ra màu sắc chính xác và trên nhiều phần mềm khác nhau. Codec Apple ProRes được biết đến phổ biến nhất nhưng chỉ có thể xử lý các mảng màu và tia gamma trong một vài trường hợp nhất định. Dù rằng codec thông thường không thể thực hiện điều này, nhưng trên thực tế nó rất mạnh mẽ và có thể thực hiện nhiều thứ hơn trên các phần mềm. Với codec Avid DNxHD và DNxHR có bitrate cao (lượng dữ liệu thu được từ chip máy quay chuyển về đầu ghi hình trong 1 giây để xử lý giải mã hình ảnh, âm thanh) hoạt động rất tốt. Tất nhiên những chuỗi các khung hình EXR và DPX nén thì rất lý tưởng về mặt kỹ thuật nhưng thường lại không thực tế. Cineform là một sự lựa chọn tốt khác để thống nhất các phương tiện truyền thông nguồn và đảm bảo tính chính xác trong suốt bài đăng.

    5. Làm việc trong khoảng màu được yêu cầu

    [​IMG]
    Dưới đây là các không gian màu bạn cần biết:
    · Rec709 – Hầu như giống với sRGB. Đây là tiêu chuẩn quốc tế cho truyền hình HD và cũng là lựa chọn tốt nhất cho các dự án phi điện ảnh.

    · DCI-P3 – Đây là tiêu chuẩn được yêu cầu cho phim kỹ thuật số và là không gian gần tương đương với màu sắc phản hồi từ một bộ phim nhựa.

    · ITU.Rec2020 – Đây là tiêu chuẩn gam màu rộng nhất, được dùng để gán trong UHD và bao gồm 75.8% không gian màu CIE XYZ.

    · CIE XYZ – Đây là tiêu chuẩn độc lập dành cho các thiết bị, gồm toàn bộ quang phổ nhìn thấy được. Nó không phải là một không gian màu dùng để làm việc mà là một không gian màu bao trùm các không gian màu khác. Tuy nhiên, nó là một tiêu chuẩn để mã hóa trong truyền thông, dành riêng cho các máy chiếu bóng tuân theo DCI.

    Trong hầu hết thời gian, bạn sẽ làm việc với Rec709 – tiêu chuẩn không gian màu hẹp nhất và chắc chắn sẽ được bao trùm bởi bất cứ màn chiếu chuyên nghiệp nào. Nhiều màn hình ngày nay được bao trùm chủ yếu bởi DCI-P3, hoặc tất cả với một chế độ thi đua bên trong màn hình.

    Cơ sở vật chất dùng để quản lý màu là một điều bắt buộc cho bất cứ nhà sản xuất chuyên nghiệp nào, nhưng nó cũng có thể được thiết lập cho quy mô nhỏ hơn, thậm chí là ở nhà, nếu bạn dành riêng một căn phòng và đầu tư vào màn hình hiển thị màu tốt đi kèm với phần cứng dành để hiệu chỉnh.

    Vậy, bạn đã biết được các bước quan trọng để có thể quản lý màu chuyên nghiệp cho chính mình, bạn có thể chắc chắn rằng sản phẩm của bạn khi tung ra sẽ đạt chuẩn của các ông lớn Hollywood. Điều này đáng giá để bạn có thể dành từng xu một cho màn hình hiển thị màu và thiết bị đo màu.


    Nếu bạn hướng đến một tương lai xa hơn và hướng đến kỹ thuật chuẩn xác, thì điều này vượt qua phạm vi của một bài viết thiên về giới thiệu, hãy tải xuống tập tin dạng pdf từ www.cinematiccolor.com: Cinematic Color, From Your Monitor to the Big Screen
     
    Chỉnh sửa cuối: 27/8/15
    Ngọc Ánh thích bài này.