Phim tài liệu kịch tính: Kể những câu chuyện thật với sự kiện và cảm xúc thật

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Son Kevin, 21/10/15.

Lượt xem: 7,246

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Phim tài liệu bản chất là chuyện về người thật, nhưng điều đó không có nghĩa là nó không kịch tính. Trong thực tế, những phim tài liệu hay nhất cân bằng câu chuyện thật và tính giải trí để thu hút trí tưởng tượng của một khán giả. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu phim tài liệu dưới dạng kịch tính và khám phá cách bạn có thể sử dụng các kỹ thuật kể chuyện trong các tác phẩm thực tế.

    Lưu ý, các ví dụ trong câu chuyện này được lấy từ bộ phim tài liệu nhưng chúng chỉ đúng đối với chụp ảnh tài liệu. Về cơ bản, các lựa chọn mà các nhiếp ảnh gia tài liệu phải đối mặt giống với các nhà làm phim tài liệu.

    Thực tế, Hư cấu, và Cảm nhận


    Bí quyết của một phim tài liệu là kể câu chuyện về một cái gì đó hoặc ai đó đã thực sự tồn tại mà sự thật vẫn được trình bày rõ ràng, cân bằng. Điều quan trọng cần nhớ rằng phim tài liệu không bao giờ có thể thực sự khách quan - người nào đó phải chọn thứ để quay phim ngay từ đầu, cách để quay, cách để dựng, loại nhạc (nếu có) lồng vào hình ảnh. Theo cách này hay cách khác, tất cả những lựa chọn này thúc đẩy xúc cảm của người xem theo một cách đặc biệt.

    Nhiếp ảnh gia chụp phóng sự và phóng viên cũng làm việc với thực tế, nhưng vai trò của họ là quan sát trung lập. Mặt khác, trong phim tài liệu, ý định, quan điểm, giá trị và phong cách thẩm mỹ của bạn là bộ phận không tách rời của câu chuyện. Tuy nhiên, giống như một phóng viên ảnh, là người làm phim tài liệu bạn cũng phải có các tiêu chuẩn đạo đức để giữ được sự tin cậy của các chủ thể và câu chuyện của bạn. Sự kết hợp này của phương pháp đạo đức thực tế và sự cho phép của tác giả và kỹ thuật kể chuyện là một phần lớn làm cho phim tài liệu có sức hút mạnh mẽ.

    Phim tài liệu kịch tính và phim tài liệu tưởng tượng

    Có vẻ như một quá trình tự nhiên khi thêm các yếu tố kịch tính khác thì được coi như là tái hiện lại. Tuy nhiên, kỹ thuật cho thêm kịch tính sẽ không khiến cho phim tài liệu thiếu thực tế - không bao giờ thêm vào các trường đoạn hư cấu mà không có cơ sở thực tế hoặc chỉnh sửa các cuộc phỏng vấn theo cách mà bạn đang thay đổi ý nghĩa của nói. Kịch tính trong phim tài liệu không bao giờ nên làm lu mờ sự thật hay bản chất thực tế của chủ thể.

    Phim tài liệu kịch tính cũng không nên bị nhầm lẫn với phim tài liệu tưởng tượng. Với phim tài liệu viễn tưởng, xem rất nhiều chương trình thực tế chúng ta có thể thấy chúng theo chân một người hay một nhóm người theo phong cách phim tài liệu quan sát. Những người này được tham gia vào những cảnh quay có kịch bản cơ bản để hành động ra hoặc được cố tình đặt vào những cảnh sẽ phải đối đầu. Tóm lại, họ được yêu cầu thực hiện một phiên bản tiểu thuyết hóa của chính mình theo một kịch bản được xây dựng một cách giả tạo. Bạn sẽ nhận thấy những chương trình thường có phủ nhận ở phần cuối để cho biết rằng một số cảnh được dàn dựng để tạo kịch tính.

    Nhân cách hóa nhân vật


    Cũng giống một bộ phim giả tưởng hay vở kịch hư cấu sẽ có 'nhân vật', phim tài liệu cố gắng để mang đến sự sống và tiếng nói cho các chủ thể. Thời gian là một đường kẻ, nhưng việc lựa chọn khi nào để tiết lộ thông tin và sự thực cho khán giả là điểm mấu chốt để tạo sự kịch tính.

    Tái hiện


    Trong clip trên chúng ta thấy hai người đàn ông uống rượu trong quán rượu. Cuối cùng, chúng ta thấy họ bị xe buýt đâm và chết. Bắt đầu với thực tế đó sẽ không mang đến kịch tính, vì vậy chúng tôi bắt đầu bằng cách kể câu chuyện về buổi tối cuối cùng của họ: âm nhạc là không kịch tính, giọng kể bình bình và kể chuyện về việc anh ta an toàn như thể nào, về nhà từ chiến trận bằng cách nào. Khán giả có thể nghĩ sẽ xảy ra điều đó, nhưng sẽ không biết nó là gì. Khi họ rời khỏi quán rượu, những giai điệu nhạc thay đổi và chúng tôi đã chuyển sang một cảnh phỏng vấn để thay đổi diến tiến - người được phỏng vấn nói về số phận của họ như chúng ta nhìn thấy trên màn hình. Tất cả các sự kiện đều có ở đó nhưng cảnh dừng lại và tiết lộ bí mật ở phút cuối giúp tạo ra kịch tính và căng thẳng.

    Nhân vật chính


    Nhân cách hóa nhân vật không phải luôn phát triển thông qua việc tái hiện lại. Gần đây tôi đã ở Pháp và Bỉ, nơi chúng tôi đi theo một nhóm người trở lại hành trình của những người lính trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Ban đầu chúng tôi chọn ra 6 cặp vợ chồng hay cá nhân có những câu chuyện đặc biệt để kể (ví dụ, họ có thể đã có một người thân bị chôn vùi hoặc trong đài tưởng niệm) và quyết định rằng những người này sẽ trở thành 'nhân vật chính' xuyên suốt bộ phim. Sẽ rất khó cho khán giả để có thể theo dõi và ghi nhớ 40 người. Khi bạn chọn ra 6 người và làm họ trở nên nổi bật hơn bạn sẽ thấy dễ hiểu hơn và liên quan đến những câu chuyện đó.

    Khi bạn cho những câu chuyện đan xen vào nhau, với đoạn đầu, giữa và cuối rõ ràng, thì bạn sẽ thấy người xem sẽ muốn xem đến cùng để tìm ra chuyện gì sẽ xảy ra. Đó chính là kể một câu chuyện. Mặc dù câu chuyện là thực thì bạn vẫn có thể sử dụng các cấu trúc tương tự như khi làm một tác phẩm hư cấu. Chúng tôi có thể đã đi theo nhóm người và quay những gì họ đã làm và nơi họ đã đi. Bạn không bao giờ biết, có thể đã có một số footage thực sự thú vị, nhưng trừ khi nó được ghép thành một câu chuyện nó sẽ không có ý nghĩa gì với khán giả.

    Kể chuyện và Đầu tư về tình cảm

    Cho dù là thật hay hư cấu, các yếu tố cơ bản của kể chuyện vẫn như cũ. Một câu chuyện hay nên có đoạn đầu, giữa và cuối. Mặc dù nghe có vẻ đúng nhưng bạn có thể chọn giữ lại những sự kiện quan trọng trong một bộ phim tài liệu cho đến một thời điểm thích hợp hơn trong chuyện, miễn là nó không thay đổi sự thật của nó.

    Phim truyền hình thường xảy ra với nhân vật chính. Một khán giả thích có một ai đó có một câu chuyện làm họ muốn dõi theo và người nào đó họ có thể dồn tình cảm vào. Một chút cảnh nguy hiểm luôn luôn được chào đón - một câu chuyện mà không có thăng trầm sẽ khó thu hút người xem và có thể gây nhàm chán. Tương tự như vậy, quá nhiều cảnh nguy hiểm cũng không tốt: bạn không muốn tạo ra sự căng thẳng liên tục mà không có thư giãn. Cân bằng là điều cốt lõi.

    Thực sự kể một câu chuyện hay nhiều câu chuyện có thể được thực hiện bằng nhiều cách khác nhau. Bạn có thể có một giọng nói tường thuật theo chiều dài câu chuyện. Nếu bạn đang làm một cuộc phỏng vấn, sử dụng các cảnh chen xa và âm nhạc có thể giúp ích cho đoạn phim, giống như trong clip này:

    Cuộc phỏng vấn này đã tự cung cấp một số thông tin về việc sử dụng ngựa trong chiến tranh thế giới thứ nhất. Dù chỉ có một cảnh sử dụng ngựa cũng ổn nhưng hình ảnh có thể gây một chút nhàm chán. Bằng cách lật lại một số phần tái hiện về chủ đề đang được thảo luận, chúng tôi đã kích thích trí tưởng tượng của khán giả và dựng các cảnh diễn ra theo cách hay hơn.

    Kết luận

    Kịch tính là điều cần thiết trong một phim tài liệu để giữ cho câu chuyện hay và thu hút người. Ít đôi khi mang lại nhiều. Điều quan trọng không được có kịch tính mà quên đi thứ mà bạn đang làm là một bộ phim tài liệu. Một lần nữa, đó chính là sự cân bằng. Dưới đây là một số điểm quan trọng cần nhớ:

    - Luôn đảm bảo yếu tố thực, không bao giờ tạo nên những cảnh hư cấu để tạo hiệu ứng kịch tính.

    - Nhân cách hóa để lấy tình cảm từ khán giả.

    - Kể một câu chuyện theo trình tự nhưng hãy nhớ bạn có thể giữ lại sự kiện quan trọng cho đến một thời điểm thích hợp hơn để tăng kịch tính.

    - Có khởi đầu, trung đoạn và kết thúc: một phim tài liệu hay có một kết thúc thỏa đáng, thậm chí nếu kết thúc đó là chưa được giải quyết cho 'nhân vật' trong phim tài liệu.

    - Sử dụng những thứ theo ý của bạn như giọng tường thuật, nhạc hay tái hiện lại để thêm thú vị và tạo ra kịch tính.

    - Hãy nhớ là ít mang lại nhiều.

    Không có quy tắc nhất định và nhanh nào khi thêm kịch tính cho một phim tài liệu vì vậy dùng bất cứ điều gì mà bạn cảm thấy phù hợp với phim của bạn. Nếu nghi ngờ, thử chiếu và ngồi xem với một vài đối tượng khách quan hoặc thậm chí chỉ một cảnh và sau đó yêu cầu họ đưa ra phản hồi trung thực. Những người này không nhất thiết phải là các nhà làm phim, thường là những người không biết kỹ thuật hay sắc thái tinh tế bạn sử dụng, những người sẽ có thể đưa ra những gợi ý hữu ích nhất.

    Dù yếu tố kịch tính nào bạn chọn cho phim tài liệu chỉ cần nhớ rằng nó là một bộ phim tài liệu, và ưu tiên hàng đầu là trình bày chính xác các sự kiện. Một khi bạn đã xác định được điều đó, thì kể lại các câu chuyện và làm thế nào để thêm kịch tính là một công việc thú vị!

    24hinh.vn tổng hợp​
     
  2. lethinh282

    lethinh282 Registered

    Anh @Son Kevin cho em hỏi là 1 bộ phim tài liệu có quy chuẩn là phải dài ngắn bao nhiêu phút không anh?! Vì em đang chuẩn bị làm 1 kịch bản tài liệu, em cảm thấy yếu tố thời gian sẽ ảnh hưởng đến độ chân thực của bộ phim.
     
  3. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s Thành viên BQT

    Không có quy chuẩn (hay quy định) thời lượng của PTL. Thời lượng phụ thuộc vào câu chuyện mà e muốn kể.
     
    lethinh282 thích bài này.