Tôi đã xem bộ phim này gần đây trong thời gian cách ly ở nhà. Trong bài viết này, ta sẽ tìm hiểu tại sao bộ phim của đạo diễn Sam Mendes lại là một kiệt tác bị lãng quên Năm 2002, Sam Mendes, Thomas Newman và Conrad Hall đã hợp tác để thực hiện Road to perdition với sự tham gia của của dàn diễn viên đình đàm và tài năng Paul Newman, Tom Hanks và Daniel Craig. Ngoài ra, dàn diễn viên phụ của bộ phim còn có Jennifer Jason Leigh, Jude Law và Ciaran Hinds. Bộ phim đã thu về gần 200 triệu USD toàn cầu và đã có một số cảnh quay thuộc top những cảnh quay hay nhất mọi thời đại. Phim được chuyển thể từ một bộ truyện tranh nổi tiếng cùng tên của Max Allan Collins và bộ phim đã có 6 đề cử Oscar, nhưng chỉ thắng một giải Quay phim xuất sắc nhất dành cho Conrad Hall. Tuy nhiên ... Bộ phim lại không nhận được sự quan tâm và chú ý mà một tác phẩm điện ảnh xuất sắc nên có. Nhưng đối với tôi, Road to perdition thực sự là một kiệt tác Road to Perdition - kiệt tác điện ảnh bị lãng quên của Sam Mendes Sam Mendes lúc đó là vị đạo diễn nổi tiếng nhất thế giới. Tác phẩm điện ảnh đầu tay của ông, American Beaty đã xuất sắc giành được 5 giải thưởng Oscar năm 1999 cho các hạng mục phim hay nhất, đạo diễn xuất sắc nhất, nam diễn viên chính xuất sắc nhất, kịch bản gốc xuất sắc nhất - và quay phim xuất sắc nhất cũng dành cho Conrad Hall . Vì vậy, khi ông chuẩn bị thực hiện bộ phim tiếp theo của mình ... anh ấy đã quyết định đưa đoàn làm phim cũ trở lại. Vậy tại sao bộ phim tiếp theo của ông lại ít được chú ý đến như vậy? Tôi nghĩ lý do mà American Beauty trở thành một hiện tượng vào thời điểm đó là vì bộ phim lấy một chủ đề về vùng ngoại ô và tình dục – một chủ đề không còn xuất hiện trên màn ảnh kể từ bộ phim The Graduate (1967), và lần này phim kể về những người trung niên. Khi Mendes làm bộ phim xuất sắc tiếp theo về đề tài gangster, nó đã không nhận được sự quan tâm của báo chí hay người xem, bởi những bộ phim đề tài này đã rất phổ biến ở thời kỳ đó. Dù vậy, Road to Perdition xứng đáng có nhiều tiếng vang hơn trong sự nghiệp của Sam Mendes và trong lịch sử điện ảnh bởi vì đây là một bộ phim xã hội đen xuất sắc. Ngoài những tình tiết về bạo lực, phim còn mang hàm ý sâu sắc về mối quan hệ: Cha và Con. Cha và con trong thế giới gangster Nội dung của bộ phim rất đơn giản. Michael Sullivan (Tom Hanks thủ vai) được ông trùm John Rooney (Paul Newman) nhận nuôi và yêu thương hơn cả con đẻ. Michael lớn lên đã trở thành tay sai đắc lực của ông trùm. Trong khi đó, con trai ruột của ông trùm Connor (Daniel Craig thủ vai) lại là kẻ lừa lọc và gian xảo, chuyên ăn cắp tiền của chính cha mình. Do đố kỵ với Michael, Connor đã giết chết vợ và con trai út của Michael, chỉ còn lại cậu con trai lớn 13 tuổi và Michael chạy trốn rồi bắt đầu cuộc trả thù. Cậu con trai của Michael đã luôn tin cha mình không dính dáng gì đến xã hội đen cho đến khi tận mắt chứng kiến ông giết người. Dù cốt truyện đơn giản, nhưng bộ phim xoay quanh cách nuôi dạy một đứa trẻ ở Mỹ còn sâu sắc hơn thế. Đó còn là những mối quan hệ với đất nước cũ, những cách thức cũ và xã hội luôn thay đổi. Michael con chính là đại diện cho tương lai của đất nước. Cảnh đấu súng trong phim Mọi chuyện đạt đến đỉnh điểm trong cảnh quay này. Đây là lúc quá khứ phải chết đi. Cách duy nhất để tiến về phía trước là tất cả những ai đe dọa tương lai của Michael và con trai, đều phải chết. Cảnh đấu súng này là một trong số kiệt tác của Conrad Hall. Cơn mưa là một yếu tố đặc biệt trong cảnh này khi Michael bắn chết những tên côn đồ của John Rooney. Cảnh quay dù bạo lực nhưng vẫn có tính nghệ thuật, chậm rãi và quyết đoán. Đây thực sự là cảnh quay cần được tung hô và học hỏi chứ không nên bị quên lãng như bây giờ. Con đường diệt vong theo đúng nghĩa đen Bộ phim này đã thành công về mặt doanh thu, tôi nghĩ rằng nó đã bị lãng quên giữa những kiệt tác khác bởi vì bộ phim mang lại cảm giác về một thời đại khác. Quy tắc đạo đức và câu chuyện tròn phim là về một thế giới mà chúng ta biết là đã từng tồn tại. Đây là một bộ phim về một thời gian đã qua. Nước Mỹ bước ra khỏi Thế chiến thứ II với sự vô tội, nhưng đó chỉ là chiếc mặt nạ. Chúng ta vẫn chưa có sự bình đẳng, quyền công dân, và rất nhiều máu đổ xuống trong thập niên 1960. Nhưng ngay cả khi bạn bị che mắt, bất kỳ quan niệm định sẵn nào về người Mỹ và nền dân chủ đều bị phá vỡ vào sự kiện năm 2001 khi tòa Tháp đôi sụp đổ. Và vào năm 2002, khi bộ phim này ra mắt, đất nước này không phản ánh tương lai của một cậu bé. Nó bị đè bẹp và mờ nhạt như nhân vật của Hanks. Một bộ phim khao khát về sự ngây thơ và miền đất hứa của nước Mỹ đã không được định sẵn để có thể sống sót sau cuộc chiến đang diễn ra ở Trung Đông và những bi kịch quốc gia đã xảy ra kể từ đó, kể cả những gì chúng ta hiện đang trải qua. Nhưng nếu bạn cần hy vọng cho tương lai. Nếu bạn sẵn sàng thực hiện công việc để tạo ra một quốc gia mới trên những tội ác mà chúng ta thấy ngày hôm nay ... Road to Perdition là một bộ phim lý tưởng để xem.