Bạn có muốn xem công nghệ Dolby Vision dựa trên định dạng HDR (dải tương phản động mở rộng) trong thực tế không? Bạn có thể xem nó ở rạp chiếu El Capitan tại Hollywood Boulevard, tại đó bộ phim Tomorrowland của hãng Disney – là bộ phim đầu tiên được sử dụng công nghệ Dolby Vision – sẽ được chiếu trong vòng 4 tuần. AMC có hệ thống được thiết lập ở một phòng chiếu của AMC North Point Mall 12 tại Atlanta, AMC BarryWoods 24 tại Kansas City, và AMC Deerbrook 24 tại Houston. Vào ngày 29/5, những rạp chiếu này đã thay phim Tomorrowland bằng phim San Andreas, bộ phim Dolby Vision đầu tiên của hàng Warner Bros. Phim Inside Out của hãng Pixar được công chiếu vào ngày 19/6 cũng là bộ phim tiếp theo dành cho những người nghiện công nghệ HDR mong muốn những hình ảnh trắng sáng hơn và sư tương phản rõ nét hơn. Yếu tố quan trọng để mã hóa tất cả thông tin độ sáng trong 1 bức ảnh HDR đối với công nghệ Dolby Vision chính là thứ mà được gọi là bộ lượng tử giác quan hay gọi tắt là PQ. Dolby đã nghiên cứu về phản ứng thị giác của con người khi có sự thay đổi cường độ ánh sáng, rồi phát triển 1 đường cong lượng tử mới dựa trên những kết quả đó. Mục đích của việc này chính là để xác định mức độ ánh sáng từ 0 đến 10,000 cd/m2 sử dụng cơ chế mã hóa 10-bit hoặc 12-bit. Đường cong PQ tạo ra, được công nhận theo chuẩn SMPTE Standard 2084, thay thế tia gamma cho việc mã hóa hình ảnh Dolby Vision. Trong giai đoạn hậu kỳ, hình ảnh phải được chỉnh màu 2 lần – 1 lần trong không gian màu chuẩn P3, trong đó thì hầu hết người xem đều thấy và sau đó 1 lần nữa trong định dạng PQ để xác định đặc tính của phiên bản HDR. Đọc bài thuyết trình 2014 SMPTE của nhà nghiên cứu Scott Miller thuộc phòng nghiên cứu Dolby Labs để hiểu thực chất của vấn đề. Tomorrowland được chỉnh màu trên phần mềm DaVinci Resolve tại Company 3, nơi mà Stephen Nakamura nói về mục tiêu của ông đối với phiên bản Dolby Version có độ sáng 31.5 fL là phải chắc chắn hình ảnh phải tận dụng được dải tương phản mở rộng mà vẫn giữ được cảm giác như phiên bản chuẩn 14fL. Ông nói thêm về quá trình chỉnh màu và suy nghĩ đằng sau những quyết định mang tính sáng tạo trong một bài trình bày được công bố qua Blackmagic. theo studiodaily
Dải tương phản mở rộng là như thế nào vậy anh và khi tăng độ rộng dải tương phản lên thì kéo theo những gì ?
HDR (High Dynamic Range – Dải tương phản động mở rộng) hiểu nôm na khi em tăng thằng DR này lên, tức là tăng chi tiết vùng sáng, tối của hình ảnh lên. tìm hiểu thêm về DR trên gu gồ nhé, nó hữu ích đấy.