Tỷ lệ khung hình có thể không phải là điều thú vị và gợi cảm nhất để nói về tính thẩm mỹ của điện ảnh, nhưng chúng rất quan trọng. Cùng với sự phát triển của những buổi công chiếu, từ những buổi chiếu phim ngoài trời với những chiếc máy đầu tiên cho tới những rạp chiếu phim hiện đại, kích thước và định dạng khung hình cũng thay đổi, với tỷ lệ khung hình 1: 1: 33 kéo dài tới độ phân giải 2,40: 1. Mặc dù có sự liên kết chặt chẽ giữa tỷ lệ khung hình và khoảng thời gian mà chúng được sử dụng, nhưng trên thực tế các nhà làm phim luôn phải chọn một tỷ lệ khung hình cụ thể cho nhiều phong cách và tường thuật câu chuyện, dù đó là truyền đạt cảm giác sợ hãi hay để thêm bối cảnh vào câu chuyện đang mở ra trong khung hình. Trong video được lấy từ Fandor, đã khám phá được rất nhiều phương thức tỷ lệ khung hình khác nhau, đó là tỷ lệ được những nhà làm phim tài nằng đã sử dụng để kể câu chuyện của mình. Click CC chọn phụ đề TV Trong khi các nhà làm phim thời trước buộc phải sử dụng những khung hình sẵn có, thì những nhà làm phim ngày nay có thể sử dụng bất kỳ tỷ lệ khung hình nào mà họ muốn, thay đổi một cách tài tình và hiệu quả, biến kích thước khung hình trởt hành phương thức mạnh mẽ thể hiện phong cách trong các bộ phim. Chắc chắn, các nhà làm phim vẫn có thể lựa chọn tỷ lệ khung hình để truyền tải một giai đoạn thời gian, ví dụ như "Tỷ lệ chuẩn" (Academy ratio) được sử dụng cho những bộ phim trong suốt những năm 1930, thế nhưng với một vài người, như David Fincher, có thể thay đổi và sử dụng một tỷ lệ cho phép họ sử dụng được tối đa không gian cho hình ảnh sáng tạo của họ, thí dụ như sử dụng định dạng màn ảnh rộng để thể hiện được phong cảnh trải dài. Có rất nhiều lý do để sử dụng các tỷ lệ khung hình khác nhau, cũng như các phương pháp để tận dụng không gian mà khung hình có thể thể hiện, nhưng nếu video này giúp chúng ta hiểu thêm điều gì thì đó là tỷ lệ khung hình trong bộ phim của bạn không phải là cài đặt mặc định, nhưng là một yếu tố cần lưu tâm khi đưa ra quyết định sáng tạo.