Chia sẻ Tâm lý học về màu sắc trong điện ảnh qua bộ phim “The Last Emperor”

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chỉnh sửa màu sắc (Color Grading)' bắt đầu bởi Xcine, 27/9/23.

Lượt xem: 4,986

  1. Xcine

    Xcine Registered

    [​IMG]
    Vittorio Storaro là một trong những DP tài ba nhất của thời đại và điều đó thể hiện qua tài năng sử dụng ánh sáng trong phim mà có thể kể như là Apocalypse Now, Last tango in Paris, 900, Dick Tracy and, The Last Emperor. Ở những bộ phim sau này, những nghiên cứu và thử nghiệm của ông với màu sắc được xem như là phương tiện truyền tải những cung bậc cảm xúc chân thật nhất giúp những cảnh quay trong phim hùng hồn, tráng lệ hơn. Như bạn biết, bộ phim “Hoàng đế cuối cùng - the Last Emperor” là bộ phim về cuộc đời của Ái Tân Giác La Phổ Nghi, vị Hoàng đế cuối cùng của Trung Quốc, từ khi ông được sinh ra cho đến khi ông trở thành con dân của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đây thực sự là một bộ phim nội tâm kể về cuộc đời của Hoàng đế.

    Theo Storaro, mọi màu sắc hiển thị riêng lẻ trong bộ phim này không chỉ là cầu nối cho các cung bậc cảm xúc mà còn thể hiện tâm trạng và hành động theo những cách khác nhau (ví dụ ánh sáng ban ngày dùng để thể hiện cho hoạt động trong khi ban đêm thể hiện cho những cảnh trầm ngâm suy nghĩ); màu sắc còn có thể thể hiện được độ tuổi khác nhau của con người, đó là lý do vì sao ông quyết định chia độ tuổi của Hoàng đế theo những sắc thái khác nhau cũng như những tông ánh sáng cũng khác nhau để phù hợp từng giai đoạn tuổi tác. Nhưng điều thú vị là ông không chỉ giới hạn việc sử dụng màu sắc, ánh sáng mà còn tạo ra được sự tương phản về màu sắc như ông đã áp dụng trong phim Apocalipse. Qua đó ông cũng thể hiện được tài năng của mình khi tận dụng màu sắc trong phim mà theo lý thuyết người ta gọi nó là anaphora (phép trùng lặp) để làm nổi bật chủ thể.

    Bộ phim “the Last Emperor” mở ra với hình ảnh tù nhân và Hoàng đế nối đuôi nhau đến những trạm chờ trước khi bị tống vào ngục. Cảnh quay hơi tối và theo tông màu xám mà theo thực tế thì có lẽ là không có màu sắc gì cả. Màu xám là một màu vô định thể hiện cho sự chờ đợi, suy tư, sẵn sàng cho một chuyến hành trình hay bắt đầu một cuộc sống mới. Tất cả cảnh quay Hoàng đế trong tù đều theo tông màu xám.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Khi ở trạm chờ, Hoàng đế đã cố tự sát mà qua đó ta thấy được đây là điềm báo về cái chết và tái sinh. Màu sắc đầu tiên nổi bật mà chúng ta thấy là gì? Đó chính là màu đỏ tươi của máu. Cảnh nối tiếp theo đó là cánh cửa lớn màu đỏ mở ra và cảnh binh lính đọc chiếu thừa lệnh hộ tống Hoàng đế khi còn nhỏ vào cung. Tất cả cảnh quay đó đều theo tông màu đỏ. Màu đỏ như là tượng trưng cho sự sống, khởi đầu những điều mới(Sau khi Hoàng đế kết hôn, màu đỏ đó trở thành màu chủ tạo cho vật thể trong phim). Tất nhiên, những cảnh quay đầu tiên cũng tượng trưng cho chủ nghĩa cộng sản và ảnh hưởng của nó lên Hoàng đế.

    Màu sắc tiếp theo chính là màu cam thể hiện qua những cảnh quay hoàng đế khi lên năm lên tám. Sắc cam như mang tớitình cảm gia đình ấm ápvà uy nghiêm nơi cung cấm.Trong những cảnh quay tông màu cam đó, Phổ Nghi được đưa tới sống cùng với gia đình mới của ông ở Tử Cấm Thành.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Phổ Nghi lên ngôi khi ông vẫn còn là một đứa bé. Cảnh phim chuyển sang tông màu vàng cho khớp với độ tuổi từ 10 đến 15 tuổi. Màu vàng đó là màu tuổi dậy thì, nhận thức và trực giác của Phổ Nghi và tượng trưng cho mặt trời, thánh thần và đế chế. Storaro sử dụng màu vàng đó để cho những vật thể trong cảnh quay như cảnh Hoàng đế chơi đùa với tấm bảng màu vàng mà qua đó ta có thể thấy thái giám đầy rẫy trong Tử Cấm Thành và đó cũng chính là những người lớn lên cùng ông.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Màu sắc ở những cảnh đầu phim có vẻ hơi tẻ nhạt khi chỉ xung quanh các màu đỏ, vàng, cam và màu xám cho những cảnh trong tù. Phổ Nghi sống trong Tử Cấm Thành và không quan tâm thế giới bên ngoài như thế nào. Khi ông bắt đầu nhận thức được sự tồn tại của thế giới bên ngoài, sắc thái của cảnh quay đã chuyển sang màu xanh tượng trưng cho mùa xuân, cho thiên nhiên tươi mới và sự sống.Nó mang đến sự xuất hiện của một gia sư người Anh cùng chiếc xe đạp ông ta tặng Hoàng đế như là món quà ra mắt.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Màu sắc của bộ phim chuyển dần sang xanh dương. Đây là màu của tự to, khả năng tư duy và trí tuệ.Trong khi màu đỏ tượng trưng cho quá khứ, màu xanh lá ở hiện tại thìmàu xanh dương chính là màu của tương lai.Sắc vàng về sau biểu thị cho mặt trời và màu xanh dương tượng trưng cho mặt trăng. Tông màu của phim dần chuyển sang màu xanh dương khi Hoàng đế buộc phải rời Tử Cấm Thành. Chính những người cộng sản đã trục xuất ông ra khỏi nơi mà ông gọi là “nhà tù”, là thế giới nhỏ bé mà người ta bắt ông phải sống trong đó. Có thể nói sự trục xuất này chính là sự giải thoát cho Phổ Nghi.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Khi Phổ Nghi nhận ra ông muốn trở thành Hoàng đế của Trung Hoa một lần nữa, tông màu của phim chuyển sang màu chàm tượng trưng cho độ tuổi 50. Màu chàm này đại diện cho sự trưởng thành, quyền lực, thành tựu đạt được trong cuộc sốngvà sự cân bằng giữa đam mê và lý trí.

    [​IMG]
    Trong những năm Phổ Nghi bị giam, Chính phủ Trung Hoa đã nỗ lực cải tạo ông theo con đường cộng sản. Tông màu những cảnh quay trong ngục vẫn là sắc xám nhưng khi Phổ Nghi chấp nhận nghĩa vụ của mình như một người cộng sản, sắc thái phim một lần nữa chuyển sang màu tím. Màu tím này là sự cân bằng giữ đam mê và lý trí, nhận thức và đại diện cho vòng đời của con ngườiở ngưỡng 70 đến 80 tuổi.
    [​IMG]

    [​IMG]

    Màu trắng được xem như là tổng hợp lại của các màu, do đó nó cũng đại diện cho từng nhóm tuổi, từng giai đoạn cảm xúc và đam mê. Màu trắng thuần khiết xuất hiện lần đầu tiên qua khung cảnh tuyết trắng xóa khi Phổ Nghi được trao trả tự do và phóng thích ra khỏi nhà tù và bắt đầu một cuộc sống như một công dân của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Khi Phổ Nghi trở lại Tử Cấm Thành, tông màu của bộ phim lại trở nên bình thường.

    [​IMG]

    [​IMG]
    Có một màu sắc luôn hiện hữu trong bộ phim này đó là màu đen đại diện cho những lầm lỡ, sai phạm trong cuộc đời. Màu đen luôn xuất hiện rồi lại tan biến đi nhưtiềm thứccon người.

    Bộ phim The Last Emperor không chỉ là một ví dụ tuyệt đỉnh về điện ảnh của DP Storaro mà nó còn là ví dụ minh họa về triết học, tâm lý học, lịch sử, hội họa và nghệ thuật đan xen chặt chẽ với nhau làm nổi bật lên tính sáng tạo và độc đáo về thị giác của bộ phim. Đây chính là một bộ phim mà mọi đạo diễn, nhiếp ảnh gia nên xem để nâng cao tay nghề cũng như cải thiện con mắt thẩm mỹ của bản thân