Cảm nhận The shining (1980)- Tại sao nó lại là phim kinh điển trong thể loại phim kinh dị?

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi putu, 16/7/15.

Lượt xem: 31,628

  1. putu

    putu Moderator

    [​IMG]

    Thứ nhất: bài review này mình sẽ không đi lý giải vì sao The shining trở thành bộ phim kinh điển của thể loại phim kinh dị vì thực sự đây cũng là câu hỏi mà mình muốn hỏi và suy cho cùng thì nó là công việc của những nhà phê bình và mấy bác chuyên gia, không phải của khán giả.
    Thứ hai: có một cách rất hay mình thường áp dụng khi xem một bộ phim kinh dị mà không cảm thấy sợ đó là: chia phim ra thành nhiều phần và xem vào những lúc khác nhau.Tất nhiên, điều này dẫn đến việc cảm xúc của bạn sẽ bị xé lẻ trong quá trình xem, và đương nhiên xem thế này thì không hay vì bạn sẽ không hoàn toàn sống cũng cảm xúc trong phim. Nhưng để phục vụ cho mục đích giảm tải nỗi sợ thì cách này có thể áp dụng.

    [​IMG]
    Gia đình nhà Torrance trên đường đến Overlook Hotel

    [​IMG]
    Một khách sạn xa hoa lộng lẫy
    Xong phần càm nhàm những điều “vớ vẩn”, đến phần tóm lược sơ qua về nội dung phim. Toàn bộ phim có 3 nhân vật chính đó là Jack Torrance (Jack Nicholson) trong vai người chồng, Wendy Torrance (Shelley Duvall) vai người vợ và cậu con trai Danny Torrance (Danny Lloyd). Jack nhận trông coi 1 khách sạn Overlook Hotel hẻo lánh ở trên núi trong thời gian từ tháng 5 đến tháng 10 khi khách sạn phải đóng cửa vì mùa đông ở đây quá khắc nghiệt. Anh ta đưa cả gia đình là Wendy và Danny đến Overlook, bỏ qua lời cảnh báo của Stuart Ullman (Barry Nelson)- người quản lý về việc trước đó trong khách sạn này đã có 1 quản gia tên Delbert Grady (Philip Stone) đã giết cả nhà anh ta bao gồm vợ và 2 đứa con gái mới chỉ 8-10 tuổi. Sau vẻ cổ kính, hào nhoáng của Overlook Hotel ẩn chứa những bí mật kinh khủng, đó là sự cô đơn, nỗi sợ hãi, vọng tưởng, điên loạn. Và liệu một bi kịch nữa có xảy ra với gia đình của Jack giống như bi kịch nhiều năm về trước.
    [​IMG]
    Không thể không nhắc đến Stephen King-tác giả của tiểu thuyết kinh dị The shining xuất bản năm 1977 sau đó đã được đạo diễn Stanley Kubrick chuyển thể thành phim vào năm 1980. Mặc dù có rất nhiều mâu thuẫn về việc chọn diễn viên cho tác phẩm này giữa Stephen và Kubrick, nhưng cuối cùng The shining vẫn khẳng định được tên tuổi và vị trí của nó trong làng điện ảnh thế giới. Theo Wikipedia, phim nhận được những đánh giá rất có giá trị như Phim đứng thứ 55 trong top 250 của Internet Movie Database, nhân vật Jack Torrance đứng thứ 25 trong Danh sách 100 anh hùng và kẻ phản diện của Viện phim Mỹ, câu thoại của Jack Torrance “Here’s Johnny!” đứng thứ 68 trong Danh sách 100 câu thoại đáng nhớ trong phim của Viện phim Mỹ.

    Nếu xem nhiều phim thể loại kinh dị hiện nay sẽ thấy rằng hình ảnh trong phim ghê rợn hơn trong The shining rất nhiều. Nhưng có lẽ ở thời điểm nó ra đời, cùng với sự thành công của cuốn tiểu thuyết và diễn xuất tuyệt vời của Jack Nicholson cộng thêm câu thoại kinh điển của anh đã mang lại hiệu ứng đặc biệt cho tác phẩm. Phải nói thêm rằng, 3 nhân vật chính trong The shining đã hoàn thành tốt vai diễn của mình. Một người chồng điên loạn vì làm việc qua nhiều cộng thêm nỗi cô đơn khi sống trong 1 không gian cố định ít người. Một người vợ, người mẹ thương con, sợ hãi, gào thét và một cậu con trai Danny có khả năng ngoại cảm, mà theo mình nhân vật Tonny do cậu bé tưởng tượng ra giống như một nhân cách thứ 2 của Danny.​

    [​IMG]
    Từ một người đàn ông có trạng thái tâm thần bình thường
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    Dần trở thành những trạng thái vọng tưởng điên loạn
    The shining sử dụng khá ít nhưng hình ảnh “máu me”-một điều không thể thiếu trong thể loại phim kiểu này. Nhưng có lẽ, cái hay của The shining chắc tại vì nó nhấn mạnh vào tâm lý nhiều hơn. Diễn biến tâm lý của Jack, Wendy và Danny thay đổi theo thời gian. Yếu tố thời gian được liệt kê nhiều lần trong phim, từ Closing Day-A month later-Tuesday-Thursday-Saturday-..... như mình đã chỉ ra một số hình ảnh về tâm trạng của Jack ở trên. Cậu bé Danny từ một trạng thái e sợ, rụt rè đến chấp nhận, tò mò cuối cùng là kinh hoàng đến nỗi phải dùng nhân vật mà cậu bé Tonny mà cậu bé tưởng tượng ra để giảm bớt nỗi sợ hãi.

    [​IMG]
    Tâm trạng của Danny
    Một trích đoạn được nhìn nhận là kinh điển

    [​IMG]
    Rìu-dụng cụ được sử dụng rất nhiều trong thể loại phim kinh dị

    [​IMG]

    Đó là khi Jack phá cửa phòng tắm và nói câu “Here’s Johnny”. Câu thoại này mô phỏng theo điệu bộ của Ed McMahon giới thiệu Johnny Carson trong series truyền hình đêm khuya The Tonight Show Starring Johnny Carson (1962) của kênh NBC (Mỹ). Nếu bạn sống vào thời điểm đó và xem show truyền hình dài tập này thì bạn sẽ thấy “ghê” thôi. Chứ mình thì còn chưa sinh ra vào thời điểm phim chiếu nên dĩ nhiên, mình không bị “ghê rợn” bởi lời nói này.
    Điều ám ảnh mình hơn là trích đoạn Jack ngồi gõ vào chiếc máy đánh chữ để cho ra đời bộ tiểu thuyết của anh ta. Nhưng sau bao nhiêu ngày, cuối cùng anh ta đã gõ lặp đi lặp lại câu văn “All work and no play makes Jack a dull boy”. Và khi Wendy phát hiện ra điều đó, nó biểu hiện cho chứng vọng tưởng, sự điên loạn trong con người Jack đã đến mức tận cùng và chẳng thể cứu vãn nổi. Nó là bắt đầu của chuỗi những phản ứng tiếp theo của Jack. Từ đó có thể thấy, có lẽ cái chủ đề mà phim muốn nói đến là việc ở lâu trong một không gian không di chuyển và làm việc liên tục không có sự nghỉ ngơi có thể dẫn đến sự tuyệt vọng, cô đơn mà bản thân nhân vật Jack ở đây đã sinh ra một thứ ảo giác, dẫn đến những hành động giống như kẻ tâm thần.
    Đấy là nhìn nhận trên góc độ khoa học thôi. Chứ trong The shining thì Jack bị ma ám. Hay nói cách khác anh ta đã bị hồn ma của Delbert Grady xúi giục và dẫn đến việc vác rìu đi giết hại cả gia đình.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Như bao cái kết của thể loại kinh dị từ trước đến nay vẫn xem. Nói chung các nhà làm phim Hollywood thường reo rắc nỗi sợ hãi tột cùng vào trong lòng khán giả. Tuy cái kết của The Shining là cả 2 mẹ con đều sống sót, nhưng lại có 1 nhân vật là Dick Hallorann (Scatman Crothers) bị chết một cách hơi “vô duyên”. Đây là anh chàng đầu bếp người da đen đã lý giải cái tên The Shining cho Danny và cũng có năng lực ngoại cảm giống cậu bé này. Đáng ra khi Dick phát hiện ra sự bất thường và lái xe một mình đến Overlook, lúc đi vào khách sạn anh ta không nên hỏi “Anybody’ s here?” mà nên đi từ từ, không gây tiếng động. Anh ta sẽ sống thêm được vài phút. Có thể cuối cùng anh ta vẫn chết nhưng cái chết sẽ kéo dài và ám ảnh hơn.
    Còn tất nhiên là cuối cùng thì bi kịch bao giờ cũng tiếp tục khi Jack được lồng vào tấm ảnh-như ước nguyện, anh ta đã được sống mãi cùng Overlook Hotel. Dù cho trong hoàn cảnh này Danny và Wendy đã chạy thoát thì vẫn có những người khác rơi vào thảm kịch này nếu như họ lại nhận trông coi khách sạn, trong thời gian nó tạm đóng cửa.

    Một cảnh mà mình không hiểu nổi

    [​IMG]
    Con quái vật và chiếc mặt nạ
    Ngoài cái cảnh ám ảnh mà mình nói ở trên, đây là cảnh mình thấy khó hiểu nhất trong phim. Không biết con quái vật này đại diện cho ai, cái gì hay nó đang làm gì. Mà trông có vẻ như không phải nó đang giết người. Người đàn ông “vu vơ” này chắc cũng là một trong những nhân viên của khách sạn (đấy là mình tự suy ra thế). Nó không đáng sợ mà là mình không lý giải được ý nghĩa của nó, thành ra lại nhớ cảnh này nhất. Hy vọng ai đó có thể giải thích nó giúp mình.
     
    Last edited by a moderator: 16/7/15