Bài học Tìm hiểu về CRI và TLCI: Tầm quan trọng của sự biểu hiện màu.

Thảo luận trong 'Nghệ thuật chiếu sáng phim ảnh' bắt đầu bởi Son Kevin, 16/3/18.

Lượt xem: 4,350

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Ánh sáng rất quan trọng với việc quay phim, thế nhưng những nhà làm phim đã sớm hiểu được rằng không phải ánh sáng nào cũng có cùng một cách tạo ra. Mắt con người vô cùng linh hoạt khi thích nghi với các nguồn ánh sáng khác nhau - nếu bạn theo dõi một người mặc áo trắng từ ánh sáng ban ngày vào một ngôi nhà được thắp sáng bằng bóng đèn sợi đốt, thì bạn vẫn thấy chiếc áo đó màu trắng. Vẫn người đó, nhưng bạn sử dụng máy quay để theo dõi thì kết quả sẽ rất khác biệt. Trải qua những tình huống cấp bách, các nhà quay phim đã nhanh chóng hiểu được sự cần thiết của điều chỉnh chính xác màu sắc của các nguồn sáng, bằng cách sử dụng gel và bộ lọc các nhà quay phim có thể bù đắp cho sự khác biệt sắc độ màu giữa ánh sáng ban ngày và các đèn nhân tạo truyền thống - nhưng đôi khi như vậy là không đủ.

    Ánh sáng quang phổ rộng và gián đoạn.

    Ánh sáng ban ngày và đèn nhân tạo như bóng đèn sợi đốt là nguồn sáng phổ rộng. Mặc dù cường độ ánh sáng có thể thay đổi giữa các bước sóng đỏ và xanh của quang phổ được tạo ra bởi các nguồn ánh sáng, nhưng nó không bị gián đoạn. Trong khi đó, các nguồn ánh sáng huỳnh quang và đèn LED tạo ra một quang phổ gián đoạn chỉ gồm các màu nhất định. Khoảng trống trong quang phổ màu sắc của các nguồn ánh sáng này không thể bù đắp hoặc hiệu chỉnh bằng các filters hoặc gel. Trong điều kiện thực tế, điều này có nghĩa là trong khi một nguồn sáng nhân tạo có thể sao chép chính xác các màu xanh lam và xanh lá cây trong một chủ thể, các sắc đỏ có thể xuất hiện khác nhau so với sắc đỏ dưới ánh sáng ban ngày.

    Sắc độ màu chuẩn.

    Ủy ban Quốc tế về Chiếu sáng (CIE) định nghĩa biểu hiện màu là "ảnh hưởng của ánh sáng lên sự xuất hiện màu sắc của đồ vật bằng cách so sánh có ý thức hoặc tiềm thức với sự xuất hiện màu sắc của chúng dưới một nguồn sáng chiếu vào". Để tạo ra một sự so sánh có ý nghĩa giữa các nguồn sáng nhân tạo khác nhau, CIE đã tạo ra Chỉ số biểu hiện màu (CRI) vào năm 1964. Điểm CRI không đại diện cho sắc độ màu của nguồn sáng được kiểm tra, nhưng có thể xác định được nguồn sáng đó có thể sao chép chính xác các màu sắc của một chủ thể.

    CRI được tính bằng cách so sánh sự xuất hiện của một loạt các màu sắc mẫu khi quan sát dưới ánh sáng ban ngày - hoặc một nguồn nhân tạo chuẩn - so với ánh sáng đang được thử nghiệm. Kết quả thu được là các chỉ số từ trung bình cho tới 100 của nhóm màu mẫu được biểu hiện chính xác dưới một nguồn sáng chuẩn. Điểm CRI càng thấp thì ánh sáng sẽ càng không thể tạo ra chính xác các màu sắc của một chủ thể. Để đảm bảo việc biểu hiện màu sắc chính xác cho việc làm phim, đặc biệt là với tông màu da, CRI 90-95 hoặc cao hơn là cần thiết.

    [​IMG]
    Tuy nhiên vẫn có một số bất cập với các tỷ lệ CRI. CRI cho chỉ số biểu hiện màu được nhận định bằng mắt thường, và trên các cảm biến hình ảnh trong máy quay, truyền hình có thể rất khác nhau. Xét một cách trực quan, chúng ta có thể tạo ra ánh sáng trắng bằng cách pha trộn màu đỏ và màu xanh, nhưng đối với máy quay, sự pha trộn này sẽ thể hiện một màu sắc khác. Ngoài ra, một số màu thử nghiệm được sử dụng để xác định CRI đã được bão hòa cao và nằm ngoài dung sai cho truyền hình phát sóng.

    Một phương pháp mới.

    Vì vậy, Alan Roberts, một cựu kỹ sư truyền hình từ Anh, đã đưa ra “Bảng hệ thống tỷ lệ ánh sáng tryền hình” (TLCI). Quá trình để tính toán TLCI cho một nguồn ánh sáng tương tự như đối với CRI - một tập hợp các màu mẫu được so sánh theo một nguồn ánh sáng tiêu chuẩn và ánh sáng được thử nghiệm. Tuy nhiên, thay vì để con người quan sát, TLCI sử dụng phần mềm để tính toán phản ứng màu tạo ra khi sử dụng một máy quay video.

    Thử nghiệm TLCI một lần nữa tạo ra một chỉ số trung bình lên đến 100 cho một nguồn sáng. Các chỉ số trong khoảng 85-100 thì không cần chỉnh màu sắc, 70-85 thì cần chỉnh cơ bản và 50-70 thì chứng tỏ cảnh quay sẽ cần phải chỉnh màu sắc nhiều và phức tạp. Chỉ số 25-50 sẽ cần sử dụng công cụ làm mờ để chỉnh màu cảnh quay, nhưng nhìn vẫn không đẹp và có chỉ số dưới 25 thì sẽ không thể chỉnh được.

    Tất cả có ý nghĩa gì?

    Cả chỉ số CRI và TLCI là những chỉ số rất tốt để kiểm tra chất lượng nguồn ánh sáng, thế nhưng chỉ số TLCI phù hợp trong các ảnh quay kỹ thuật số hơn là trên phim. Khi thuê hoặc mua đèn, bạn nên tìm chọn những loại có chỉ số cao: 95+ cho CRI hoặc 90 + cho TLCI. Tuy nhiên, cả hai chỉ số đều là số liệu trung bình cho các dải màu, thế cho nên chúng ta có thể thấy rằng hai bóng đèn có chỉ số như nhau, nhưng mà lại cho kết quả khác nhau khi sử dụng. Điều này thường chỉ xảy ra khi hai bóng đèn được tạo ra bởi các nhà sản xuất khác nhau.

    Lý tưởng nhất là các bạn nên tiến hành kiểm tra trước khi thực hiện một cảnh quay để biết được tính tương thích của đèn cũng như hiệu suất của chúng, đặc biệt là khi sử dụng những đèn của nhiều nhà sản xuất. Chỉ sử dụng một loại đèn, và từ một nhà sản xuất, sẽ làm giảm nguy cơ không phù hợp ở các nguồn ánh sáng. Cũng cần cẩn thận khi sử dụng các nguồn hỗn hợp, ví dụ như ánh sáng tự nhiên hoặc đèn sợi đốt cùng với đèn LED hoặc đèn huỳnh quang.

    Lý tưởng nhất là các bạn nên tiến hành kiểm tra trước khi thực hiện một cảnh quay để biết được tính tương thích của đèn cũng như hiệu suất của chúng, đặc biệt là khi sử dụng những đèn của nhiều nhà sản xuất

    Đèn có CRI / TLCI cao thường có giá cao, đó có thể là một vấn đề đối với các tác phẩm độc lập có ngân sách hạn chế. Điều đáng nhớ là nhiều nhà quay phim chiến trường đã quay được những thước phim tuyệt vời với sự trợ giúp ánh sáng từ những bóng đèn làm việc hoặc bảng đèn LED.

    Cũng thích hợp để xem xét các dự án cần sử dụng đèn nào. Đối với một bộ phim truyện, sẽ có thời gian chuẩn bị sản xuất để tiến hành kiểm tra ánh sáng trên các thiết bị được sử dụng. Tuy nhiên, các cảnh quay cũng có thể được chỉnh màu vì vậy sự thiếu sáng có thể được điều chỉnh trong quá trình dựng phim. Đối với các cảnh ghi hình tin tức, được dựng và phát sóng với thời hạn rất nghiêm ngặt, có ít thời gian chỉnh màu hơn nhưng những sự kiện được đưa tin trực tiếp thì vấn đề về chất lượng hình ảnh sẽ được bỏ qua.

    Tuy nhiên, hiểu về CRI và TLCI sẽ giúp một nhà quay phim tránh một số vấn đề với cảnh quay của họ trước và được chuẩn bị để chỉnh sửa những thứ khác trong quá trình hậu kỳ.