Chia sẻ Top 25 phim mà mỗi sinh viên học trường Điện ảnh nên xem

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Son Kevin, 10/7/15.

Lượt xem: 8,681

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Các nhà làm phim khao khát học trường điện ảnh nơi họ sẽ trở nên thành thạo với công việc. Đối với sinh viên của những trường này việc học lịch sử điện ảnh cũng rất quan trong để họ có thể hiểu được chân trời nghệ thuật mà từ đó trở thành những người giỏi nhất.

    "Một vài phim có link xem trực tiếp, những phim còn lại vì vấn đề bản quyền nên không có link xem trong bài viết "


    1. A Trip to the Moon (Dir. Georges Méliès, 1902)

    [​IMG]
    Vào những ngày đầu tiên trong lịch sử điện ảnh, các nhà làm phim không biết phương tiện truyền thông này có khả năng gì. Vì vậy họ đã thử nghiệm trên phim ảnh dựa vào kỹ năng của họ dưới hình thức nghệ thuật khác. Một trong những người làm thí nghiệm là nhà ảo thuật Georges Méliès đã nhìn điện ảnh như 1 ảo ảnh và giấc mơ. Vào năm 1902, sau khoảng 100 bộ phim, Méliès tạo ra kiệt tác điện ảnh đầu tiên là A Trip to the Moon.

    Lấy cảm hứng từ những tác phẩm của nhà văn Jules Verne, A Trip to the Moon (Cuộc du hành lên mặt trăng) kể về câu chuyện 1 nhóm các nhà thiên văn học du hành đến mặt trăng và phát hiện ra những cư dân kỳ lạ ở hành tinh này. Sau khi gặp nguy hiểm, các nhà thiên văn học đã trốn thoát và đáp xuống 1 đại dương thuộc Trái Đất và được đối xử như những người hùng.

    A Trip to the Moon là 1 bộ nhớ về những điều bí ẩn và ngạc nhiên bao quanh không gian. Nhưng quan trọng hơn, bộ phim là nhà tiên phong đầu tiên về hiệu ứng hình ảnh và 1 ví dụ đầu tiên về những điều kỳ diệu mà điện ảnh có bằng cách nêu ra những hình ảnh không tưởng ở trong trí tưởng tượng của đạo diễn.

    2. The General (Dir. Buster Keaton and Clyde Bruckman, 1926)

    [​IMG]
    Vào những năm 1920, điện ảnh trở thành môn nghệ thuật thương mại vượt xa gốc rễ sân khấu kịch và trở thành phương tiện hình ảnh kể lên các câu chuyện. Trong quá trình thương mại hóa, hệ thống ngôi sao dần trở nên rõ ràng với các diễn viên như Harold Lloyd, Charlie Chaplin, và Buster Keaton trở thành những tên tuổi gắn liền với doanh thu cao về mảng phim.

    Có lẽ diễn viên sáng tạo nhất trong 3 người kể trên chính là Buster Keaton với các vai diễn gắn liền với những trò nguy hiểm và trò vui nhộn và khiến ông trở thành ngôi sao hành động đầu tiên của nền điện ảnh.

    The General là bộ phim hay nhất của Buster Keaton và có lẽ là bộ phim có ảnh hưởng nhất và mang tính biểu tượng nhất. Bộ phim kể về cuộc đấu tranh của những người phục vụ trên tàu chống lại quân đội miền nam trong cuộc nội chến mỹ. The General vẫn là 1 trong những bộ phim hài nhất mang đến những trò đùa và hành động hài hước nhất. Về khía cạnh kỹ thuật, bộ phim cũng là một trong những phim có hình ảnh sáng tạo nhất mọi thời đại với các sử dụng khung của Keaton.


    Đây là 1 bộ phim cần xem dành cho những ai quan tâm đến điện ảnh nếu muốn xem những pha mạo hiểm hay nhất và quan trọng hơn là hiểm được phong cách làm phim trong thời đại phim câm.


    3. Sunrise: A Song of Two Humans (Dir. F.W. Murnau, 1927)


    [​IMG]
    F.W. Murnau là 1 trong những đạo diễn trực quan nhất mọi thời đại. Có lẽ lý do vì ông bất đắc dĩ phải sử dụng thẻ tiêu đề trong các bộ phim của ông, tất cả đều là phim câm. Ông cũng là người đứng đầu thể hiện chủ nghĩa biểu hiện đức, 1 phong trào nghệ thuật xuất hiện như để đáp lại Chiến tranh thế giới thứ 1 và được biết đến qua nỗi ám ảnh với cuộc sống đô thị và sử dụng ánh sáng Chiaroscuro và phong cách nghệ thuật phối cảnh biến dạng (distorted art design)

    Với bộ phim năm 1927, Sunrise: A Song of Two Humans, F.W. Murnau trở thành 1 trong những nhà làm phim chính thống đầu tiên thử nghiệm hệ thống âm thanh trên phim, chính là việc thu âm thanh vật lý trên xenluloit và tiếp tục được sử dụng đến ngày nay trên 1 vài phim. Đối với Sunrise: A Song of Two Humans, Murnau sử dụng hệ thống như 1 phương thức để tạo ra hiệu ứng âm thanh nhỏ nhưng quan trọng hơn là có 1 phần nhạc cuối cùng vào trong phim.

    Sunrise: A Song of Two Humans là 1 trong những ví dụ về câu chuyện hình ảnh tốt nhất. Vì lý do này nên sinh viên nên xem bộ phim này. Và bộ phim cũng vẫn là 1 bộ phim hay để xem như khi nó được phát hành lần đầu tiên gần 90 năm trước.

    4. The Passion of Jeanne d’Arc (Dir. Carl Th. Dreyer, 1928)

    [​IMG]
    Giống như tất cả các phương thức nghệ thuật, điện ảnh bị ảnh hưởng nhiều bởi những câu chuyện thần thoại, tôn giáo và lịch sử. Một trong những bộ phim phổ biến nhất được nhắc đến trong điện ảnh chính là câu chuyện của Jeanne d’Arc, kể về cô gái tuổi teen được Chúa trời gửi xuống để lãnh đạo người Pháp đến chiến thắng trong cuộc chiến trăm năm.

    Câu chuyện này được được ảnh kể lại từ sớm vào những năm 1900 khi Georges Méliès mô tả việc làm của cô trong phim của ông , Jeanne d’Arc. Trong năm 1928, nhà làm phim người Đan Mạch Carl Th. Dreyer đã tạo ra phiên bản điện ảnh cuối cùng về câu chuyện trong phim The Passion of Jeanne d’Arc.

    The Passion of Jeanne d’Arc là tác phẩm điện ảnh hay nhất. Phim của Carl Th. Dreyer mô tả Jeanne d’Arc đối mặt với thử thách sau khi bị bán đứng cho người Anh bởi người dân của cô. Như với bộ phim Sunrise: A Song of Two Humans của F.W. Murnau, The Passion of Jeanne d’Arc là ví dụ về câu chuyện hình ảnh tốt nhất.

    Dreyer nổi tiếng về sử dụng quay cận cạnh và trung cảnh, tạo nên ngôn ngữ điện ảnh mà chỉ tồn tại chủ yếu trên biểu hiện khuôn mặt của diễn viên và khiến khán giản thấy được mối quan hệ của từng nhân vật trong phim. Với máy quay của mình, Dreyer nghiên cứu từng nhân vật và thể hiện nỗi đau nằm sâu bên trong hệ. Việc sử dụng cảnh quay cận mặt cũng mang đến bầu không khí ngột ngạt bổ sung cho chủ đề của bộ phim – chuẩn bị cho cái chết.

    Xem 1 bộ phim giống như The Passion of Jeanne d’Arc khiến nhiều người mong có nhiều bộ phim ý nghĩa và gần gũi như bộ phim này. Và vì lý do này, các trường điện ảnh khắp mọi nơi nên chiếu bộ phim này. Đây là 1 kiệt tác phim ảnh.


    5. Man With a Movie Camera (Dir. Dziga Vertov, 1929)


    [​IMG]
    Dziga Vertov bắt đầu bộ phim Man With a Movie Camera bằng việc thông báo với khán giả rằng sẽ không có diễn viên hay câu chuyện gì trong phim. Thay vì những gì nhìn thấy là 68 phút từ điển về kỹ thuật điện ảnh với mọi thứ từ dựng phim song song đến liền mạch và từng loại hình ảnh quay được sử dụng trong quá trình sảnh xuất.

    Ngoài việc là 1 cuốn từ điển về kỹ thuật phim ảnh, Man With a Movie Camera nên được nghiên cứu như 1 bộ phim tuyên truyền vì nó là 1 trong những ví dụ sớm nhất của thể loại này. Dziga Vertov là nhà làm phim người Nga sống trong giai đoạn nổi lên chủ nghĩa cộng sản và ông cùng với đồng nghiệp là nhà làm phim người Nga Sergei EisensteinAleksandr Medvedkin đã sử dụng điện ảnh như phương thức để thúc đẩy tư tưởng chính trị của họ.

    Trong suốt bộ phim Man With a Movie Camera, Dziga Vertov nhấn mạnh kỹ thuật dựng phim nhanh liên tục trong khi thể hiện những cái máy khác nhau làm việc cùng nhau để nhanh trong tạo ra sản phẩm hiệu quả và lâu dài và khả năng để thúc đẩy công nghệ cùng nhau bằng cách làm việc như 1 cái máy.Hình ảnh trực quan này đóng vai trò như 1 phép ẩn dụ cho khả năng mà đảng cộng sản có thể dành cho Nga, đất nước mà đã từ lâu luô đứng đằng sau các quốc gia hiện đại.


    1 điều mà Dziga Vertov hoàn toàn đẩy lên hàng đầu qua Man with a Movie Camera chính là việc sử dụng kỹ thuật dựng phim. Trước bộ phim này, dựng phim không phải là kỹ thuật rõ ràng trong cộng đồng phim ảnh. Sau sự ra mắt của bộ phim này, nó lại trở thành kỹ thuật phổ biến đối với các nhà làm phim và vẫn còn phổ biến cho đến nay.

    6. Un Chien Andalou (Dir. Luis Bunuel, 1929)

    [​IMG]
    Trường phái siêu thực là 1 phong trào bắt đầu từ những năm 1920 tiếp theo phong trào Dada. Mục tiêu của trường phái siêu thực là “giải quyết những hoàn cảnh trái ngược trong mộng và thực tại”. Đứng đầu trường phái là nhà thơ André Breton và họa sĩ Salvador Dalí. Vào năm 1929, Dalí làm việc với nhà làm phim Luis Bunuel để tạo ra bộ phim siêu thực đầu tiên.

    Kết quả đó là bộ phim Un Chien Andalou, 1 bộ phim không có cốt truyện hay ý nghĩa mà mục đich duy nhất của nó là tạo ra 1 giấc mơ cho người xem trải nghiệm. Không giống như Méliès người xem những giấc mộng như những điều không tưởng với 1 câu chuyện lôgic đi kèm, Bunuel xem chúng như những phân đoạn trong tiềm thức cho thấy được phần tối và lòng ham muốn bên trong mà con người chúng ta mong muốn.

    Bộ phim là bước ngoặt trong hình thức kể chuyện tự do và nghệ thuật mang tính đột phá. Nó cũng là ví dụ hay về khả năng làm phim về tâm trạng và bầu không khí. Nó vẫn là 1 trong những bộ phim có sức ảnh hưởng cho đến ngày hôm nay và một bộ phim nên xem dành cho nhũng ai quan tâm đến 1 phong cách làm phim khác thay vì phong cách làm phim truyền thống dựa trên câu truyện.


    7. L’Atalante (Dir. Jean Vigo, 1934)


    [​IMG]
    Jean Vigo đã làm 4 phim trước khi ông qua đời một cách bi thảm vì bệnh lao ở tuổi 29 vào năm 1934. Dù cả 4 phim của ông đều đáng xem, nhưng phim mà các sinh viên cần xem hơn cả là bộ phim cuối cùng của ông : L’Atalante.

    L’Atalante là 1 ví dụ hay về thân phận con người được miêu tả qua điện ảnh. Mỗi nhân vật được coi như những người trần mắt thịt, những người không hoàn toàn tốt hay xấu, dễ dàng khiến khán giả đồng cảm với mỗi người trong số họ. Các tình huống được thể hiện theo cách không chứng thực được nên khán giả có thể xem nó dưới góc độ khác và khiến cho nhân vật trở nên chân thực hơn.

    Thật đáng tiếc là Jean Vigo đã chết trẻ như vậy. Nhưng những gì ông để lại là di sản phim ảnh có sức ảnh hưởng và quan trọng mà vẫn được dùng để nghiên cứu cho đến ngày nay.

    8. Citizen Kane (Dir. Orson Welles, 1941)

    [​IMG]
    Bộ phim Citizen Kane của Orson Welles là minh chứng cho điều gì xứng đáng là cliché. Không giống như các phim trong danh sách này, bộ phim của Welles không cần miêu tả quá nhiều vì nó quá nổi tiếng vì được bầu chọn là phim hay nhất mọi thời đại và nó rất xứng đáng.

    Đây không chỉ là 1 câu chuyện hay được khen ngợi bởi cách sử dụng nghệ thuật nhiếp ảnh lấy nét (focus deep) sâu tuyệt nhất (có tính sáng tạo và ảnh hưởng liên tục) 1 thể loại phim noir (phim đen) như cách sử dụng bóng tối, và là 1 trong những tác phẩm vĩ đại nhất được thu trên xenluloit, đây là bộ phim đã thay đổi cách kể chuyện trực quan.

    Trước khi phim này được phát hành, các bộ phim phần lớn được quay sử dụng các cảnh quay cận cảnh hay toàn cảnh, và các hành động và nhân vật được thể hiện chủ yếu thông qua đối thoại. Tuy nhiên bộ phim này đã thay đổi điều đó. Sau khi được phát hành, các nhà làm phim bắt đầu sử dụng cảnh máy theo chủ đề (tracking shot) theo cách mà Welles đã làm trong phim. Hok cũng bắt đầu sử dụng nhiều góc độ quay thấp và cao để xác định nhân vật và cho phép những khoảnh khắc im lặng để nói với chính mình, giống như phần còn lại của bộ phim này.

    Nếu từ điển điện ảnh là bộ phim Man With a Movie Camera thì Citizen Kane chính là vở Hamlet còn Orson Welles chính là Shakespeare.

    9. Rome, Open City (Dir. Roberto Rossellini, 1945)

    [​IMG]
    Chiến tranh thế giới thứ 2 là 1 trong những sự kiện lịch sử khủng khiếp nhất trong lịch sử loài người, để lại tình trạng hỗn đỗn ở nhiều đất nước và khiến các gia đình ở trong tình trạng thiếu thốn hay đau đớn về thể chất và tinh thần. 1 đất nước đã đạt được bước đôt phá sau chiến tranh chính là Ý. Gần cuối cuộc chiến tranh, ngành công nghiệp phim ảnh Ý đã sụp đổ và dường như sẽ không bao giờ hồi phục. Tuy nhiên, năm 1945 đã thấy 1 hi vọng mới cho nền điện ảnh Ý và đó chính là bộ phim Rome- Open City của Roberto Rossellini.

    Rome, Open City cho thấy sự ra đời của phong trào hiện thực Ý, seri các phim kỳ lạ rõ ràng về chính trị với mục tiêu miêu tả những khó khăn của cuộc sống hậu chiến tranh thế giới thứ 2 ở Ý. Đây chính là thời điểm mà điện ảnh trở thành phương tiện hưởng ứng thế giới các nhà làm phim mà không phải là phim tuyên truyền hay tư liệu

    Bộ phim cũng trở thành phong trào phim ảnh đầu tiên và tạo ra mối liên kết khác với các nền nghệ thuật khác và tách nó khỏi các hình thức thương mại. Rome- Open City là bộ phim chủ chốt của phong trào hiện thực Ý, vì nó thiết lập mọi thứ mà đến từ phong trào này. Và đây là 1 bộ phim hay.

    Ngoài việc là 1 bộ phim về phong trào có sức ảnh hưởng và là nơi lưu trữ tâm trạng của người Ý sau chiến tranh thế giới thứ 2, Rome- Open City được làm dưới hình thức cao nhất. Rossellini không có kinh phí và chỉ có 1 diễn viên chuyên nghiệp duy nhất là người yêu của ông Anna Magnani, tại thời điểm đó bà không nổi tiếng. Các diễn viên khác đều không chuyên, một cách thức mà vẫn được xem là độc đáo.

    Như đã nói phía trên, bộ phim này được quay theo cách độc đáo trên stock phim rẻ do không có kinh phí. Kết quả là bộ phim mang lại những hình ảnh xấu xí và nghèo nàn giống như phản ánh tình trạng của nước Ý. Đây cũng là bài học mà các sinh viên nên học khi làm phim vì Rossellini vẫn làm với kinh phí đó thay vì chống lại nó.

    Bộ phim là sự miêu tả rõ ràng nhất về tình trạng của con người. Rossellini khiến cho nhân vật của ông trở nên gần gũi và trực tiếp để khán giả dễ dàng cảm thông với hoàn cảnh và sự đấu tranh của họ dù biết trước nỗi kinh hoàng định mệnh đang chờ họ.

    10. Tokyo Story (Dir. Ozu Yasujiro, 1953)

    [​IMG]
    Những bộ phim ở trong danh sách này cho đến hiện tại có mục tiêu là đưa nền điện ảnh tiến xa hơn thông qua những công nghệ đột phá và phong cách hào nhoáng. Ozu Yasujiro không phải là kiểu nhà làm phim đó. Thay vào đó, những bộ phim của ông là sự phản ánh và suy ngẫm về điện ảnh và được làm dưới hình thức đơn giản nhất, những bộ phim về con người cơ bản. Tuy nhiên, như với Roberto Rossellini, nửa sau sự nghiệp của Ozu bị ảnh hưởng và thay đổi như kết quả của những sự kiện trong chiến tranh thế giới thứ 2, đặc biệt là cuộc thảm sát Hiroshima.

    Các bộ phim của Ozu trở nên u sầu hơn và sự dụng các hiệu ứng của chiến tranh như phần nền không giống với các phim của Rosselini lại có hiệu ứng ở đằng trước. Là 1 đạo diễn, Ozu có phong cách rất nghiêm khắc. Ông thích những cảnh phim dài và máy quay của ông luôn ở dưới mặt đất.

    Máy quay của ông không bao giờ di chuyển và các cảnh luôn sẽ chỉ được chuyển tiếp qua 1 thao tác cắt sang 1 chủ thể vô tri vô giác. Thay vì sử dụng những cảnh quay qua vai trong những cảnh đối thoại, Ozu lại đặt máy quay giữa cuộc trò chuyện để đặt người xem ở trung tâm của cuộc trò chuyện. Biết tất cả về điều này thì có thể thảo luận được về Tokyo Story: tác phẩm quan trọng và hay nhất của Ozu.

    Tokyo Story kể về câu chuyện của 1 cặp vợ chồng già du lịch đến Tokyo để thăm 3 đứa con và cô con dâu góa bụa của họ có chồng chết vì chiến tranh. Dù 3 đứa con và cháu họ dường như không muốn tiếp họ nhưng con dâu họ lại rất vui mừng tiếp đãi họ và đưa họ đi thăm quanh thành phố. Đây là sự nghiên cứu về sự tương tác trong gia đình, điều mà Ozu bị ám ảnh trong suốt sự nghiệp của ông.

    1 yếu tố chính của bộ phim chính là sự lựa chọn của nhân vật. Dù nhân vật có những lựa chọn tồi hay/và ích kỉ thì nhân vật của họ hoàn toàn là người trần mắt thịt và đó là lý do vì sao họ lại có quyết định như vậy. Trung tâm của tất cả những quyết định tồi là 2 nhân vật rất vô tư khi đối diện với các tình huống và đối diện một cách thực tế và khách quan nhất có thể. Điều này dẫn đến việc khán giả thắc mắc là quyết định đó là hoàn toàn xấu hay chỉ là không thể tránh khỏi.

    Tokyo Story là bộ phim thành công của 1 trong những bậc thấy giỏi nhất nền điện ảnh. Bộ phim nhắc nhở khán giả rằng 1 bộ phim không cần phong cách hào nhoáng. Tokyo Story là 1 câu truyện thực được đẩy lên bởi những cảm xúc rõ ràng và tinh khiết.

    11. Seven Samurai (Dir. Kurosawa Akira, 1954)

    [​IMG]
    Dù Ozu tập trung vào những tác phẩm buồn và chân thực sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở Nhật, Kurosawa Akira lại quan tâm đến việc giải trí thuần túy cho khán giả và cho ra đời phim hành động hiện đại ngày nay bằng việc ra mắt phim Seven Samurai. Tuy nhiên, mình việc giải trí đủ là lý do để bộ phim được liệt kê trong danh sách này, phim Seven Samurai đại diện cho trình độ làm phim cao, mang đến những cảnh hành động mạnh mẽ khiến cho những bộ phim hành động hiện đại nhìn trông rất buồn tẻ khi mang ra so sánh.

    Câu chuyện đơn giản. Ngôi làng nghèo thuê 1 nhóm samurai để bảo vệ ngôi làng sau 1 loạt các sự kiện cướp bóc và khủng bố ngôi làng. Bộ phim dài 3.5 tiếng nhưng Kurosawa lại sử dụng nửa thời gian để tạo nên nhân vật và tình huống phim, để mọi thứ có thể được hiểu 1 cách dễ dàng và khiến khán giả dễ dàng cảm thông với những gì đang diễn ra, trước khi diễn ra một loạt hành động liên tiếp.

    Seven Samurai là 1 ví dụ tốt cho những ai quan tâm đến phim hành động vì nó có 1 cấu trúc nền tảng cơ bản. Và đây là 1 bộ phim giả trí mà hầu hết là mọi người đều sẽ thích.

    12. The Searchers (Dir. John Ford, 1956)

    [​IMG]
    Thể loại phim miền Tây là thể loại điện ảnh lâu đời nhất, có từ trước khi điện ảnh có những thể loại tập trung trong thời sân khấu tạp kĩ. Nó đặc biệt phổ biến ở Hollywood và cho ra đời những diễn viên và đạo diễn nổi bật nhất. 2 các nhân nổi bật nhất là diễn viên John Wayne và đạo diễn John Ford, những người tạo nên phim về miền tây hay nhất mọi thời đại The Searchers.

    Thứ khiến The Searchers có ý nghĩa và thành công như vậy chính là cách sử dụng phong cách cổ điển phương tây của John Ford. Không giống như phim về miền tây ý, đặc biệt là những bộ phim của đạo diễn Sergio Leone có 1 nhân vật phản diện làm mọi việc vì bản thân và bộ phim có phong cách bao gồm những đoạn cắt nhanh và những cảnh hành động kéo dài, thì trong phong cách cổ điển có 1 người hùng thật sự và luôn nghĩ đến người khác làm trung tâm câu truyện và có 1 phong cách đạo diễn là gồm phần lớn những cảnh rộng để khán giả có thể cảm nhận được vĩ đại của bộ phim cũng như phạm vi cảnh quan tuyệt đẹp.

    Dù người hùng của bộ phim Ethan Edwards (được đóng bởi John Wayne) không phải là người hoàn hảo luôn có những quyết định đúng như các bộ phim miền tây cổ điển khác như The Man Who Shot at Liberty Valance, ông cuối cùng làm việc đúng vì lý do chính đáng ở cuối phim. Theo cách khác, Ethan Edwards là nhân vật giống với Odysseus trong The Odyssey, 1 người đàn ông bắt đầu với những ý định tốt trước khi gặp những trở ngại cả về vật chất và tinh thần khiến họ tự hỏi về bản tính của chính mình.

    Dù đây là bộ phim lớn của John Ford không giống như bất kỳ phim nào khác khiến cho The Searchers trở thành 1 bộ phim đáng xem. Hiếm có cảnh phim nào chân thực như vậy và phạm vi lại cảm thấy rộng lớn tự nhiên như vậy. Đó là phong cách phim cổ điển hay và thuần túy nhất hiếm khi được thấy trên điện ảnh Mỹ


    13. Breathless (Dir. Jean-Luc Godard, 1960)


    [​IMG]
    Jean-Luc Godard là nhân vật chủ chốt của phong trào phim thứ 2 của điện ảnh Làn sóng mới của Pháp. Làn sóng mới của Pháp bắt đầu bởi 1 nhóm các tín đồ và phê bình phim ảnh của báo Cashiers du Cinema là những người đã chán ngấy cấu trúc phim cổ điển của nền điện ảnh hiện đại. Để đáp lại, họ bắt đầu làm những bộ phim để thách thức người xem và bác bỏ các tình trạng liên quan đến cách làm phim. Jean-Luc Godard là người hay chống đối và thách thức nhất của nhóm.

    Với phim Breathless, Godard kể về 1 chàng trai, 1 cô gái và 1 khẩu súng và tạo ra 1 bộ phim mà bác bỏ tất cả kỹ thuật làm phim trước đó và tự đổi mới chúng để tạo ra một phong cách mới trong điện ảnh. Trong những kỹ thuật rõ ràng được sử dụng nhiều trong phim là sử dụng sáng tạo những cảnh nhảy như là công cụ mang đến cảm giác tự nhiên.

    Tại thời điểm phim ra mắt, các cảnh nhảy được xem là thô và không chuyên vì chúng bỏ qua đường 180 độ rất phổ biến trong điện ảnh đương đại. Tuy nhiên Godard lại sử dụng ý nghĩ đó để tạo nên lợi thế của mình. Bộ phim thô theo tính thẩm mỹ nhưng lại là những nhân vật trung tâm. Cảnh nhảy nhấn mạnh sự mềm dẻo của nhân vật và tình huống. Khi bộ phim đột ngột cắt, không có lý do gì cả mà chính là tạo ra cảm giác khẩn cấp.

    Tuy nhiên, không chỉ có cảnh nhảy khiến cho Breathless trở nên có ý nghĩa và mang tính cách mạng, tính thẩm mỹ và thái độ chung đã ảnh hưởng đến cách làm phim Hollywood. Những phim như Bonnie and Clyde và The French Connection có được mọi thứ là nhờ Godard. Trung tâm của bộ phim Breathless là sự phê phán các phim phổ biến giai đoạn đó và là 1 bài luận hỏi về điểm bắt đầu làm phim. Lần đầu tiên trong lịch sử phim, 1 bộ phim lại là 1 sự phê phán.

    14. Psycho (Dir. Alfred Hitchcock, 1960)

    [​IMG]
    Alfred Hitchcock là 1 trong những nhà làm phim bom tấn đầu tiên, tạo nên những bộ phim thành công về thương mại và bộ phim Psycho tiếp tục là thành công của Hitchcock về thương mại. Tuy nhiên, không giống như những bộ phim khác, Hitchcock không có trường quay cho Psycho. Việc này là do nội dung của phim gây tranh cãi gay gắt thời điểm đó vì mức độ bạo lực và nói về lệch lạc tình dục.

    Tuy nhiên, nội dung của Psycho và cách mà nó thể hiện với những chủ đề này lại khiến cho nó có ý nghĩa và rất thú vị. Psycho đến từ thời đại bảo thủ ở Mỹ và có hàng loạt kiểm duyệt. Vì vậy mà Alfred Hitchcock phải rất cẩn thận khi làm bộ phim mà ông muốn. Thay vì làm 1 bộ phim vui vẻ như các nhà kiểm duyệt mong muốn, Hitchcock lại làm 1 bộ phim vượt qua ranh giới.

    Nhưng việc vượt qua ranh giới không phải là lý do duy nhất để xem Pyscho. Bộ phim có 1 đạo diễn xuất sắc. Cách mà Hitchcock sử dụng máy quay và bố trí cảnh quay rất xuất sắc. Có lẽ điều thú vị hơn cả về cách đạo diễn chính là cách Hitchcock điều khiển khán giả, cho thấy cốt truyện đi theo 1 chiều nhưng trên thực tế nó lại đi sang 1 hướng trái ngược hoàn toàn.

    Psycho là bộ phim tuyệt với mà mọi người nên xem (lưu ý khác, có 1 quyển sách hay của François Truffaut có đoạn ông phỏng vấn Alfred Hitchcock, phần phỏng vấn nên được yêu cầu đọc tại các trường điện ảnh)

    15. Cleo from 5 to 7 (Dir. Agnes Varda, 1962)

    [​IMG]

    Như với nhiều phương tiện khác nhau, trong điện ảnh phụ nữ bị đẩy sang 1 bên và thường bị bỏ qua. Các nhà làm phim như Alice Guy-Blache, Kelly Reichardt, và Claire Denis không phải những tên tuổi thông thường dù rất có ảnh hưởng và được đón nhận. Tuy nhiên có lẽ 1 trong những nhà làm phim không được thừa nhận chính là Agnes Varda, những bộ phim của bà nhấn mạnh nhân vật và thường được kể từ quan điểm của phụ nữ và về ý nghĩa của 1 người phụ nữ. Bộ phim thứ 2 của bà, nổi tiếng nhất là Cleo from 5 to 7 là ví dụ điển hình cho phong cách của Varda.

    Cleo from 5 to 7 có 1 tiền đề đơn giản – 1 ca sĩ nhạc pop trẻ đợi từ 5 đến 7 để nghe từ bác sĩ thông báo về việc cô có mắc bệnh ung thư hay không. Sự đơn giản này cho phép Varda tập trung hoàn toàn vào nhân vật cũng như mang đến và khám phá những ý tưởng sự sống về những gì đang sống và con người, bản chất của sự tuyệt vọng và cái chết.

    Nếu Varda làm bộ phim nhiều hơn kịch bản của nó thì những ý tưởng này sẽ không được thể hiện rõ ràng và bộ phim sẽ không được thành công như vật. Đây là 1 ví dụ hay về việc làm ít mà có được nhiều.

    Trung tâm của bộ phim là nhân vật Cleo. Agnes Varda để cô là 1 cá nhân như búp bê. Vì lý do này và là 1 ca sĩ nhạc pop, Cleo là sự gợi nhớ lại nữ diễn viên Hollywood thời điểm đó như Sandra Dee hay Audrey Hepburn. Cô ngây thơ và vô tội, không nhận thức đầy đủ được sự khắc nghiệt của thế giới xung quanh, và bất lực, quan điểm của cái được cho là cô gái tốt trên điện ảnh những năm 1950

    Qua bộ phim, khủng hoảng khiến cô nghĩ về cô là 1 cá nhân và tự hỏi cô đã thực sự sống trọn vẹn hay chưa. Không giống như các diễn viên nữ chính đương đại khác, những người cuối cùng sẽ tìm được người đàn ông trong mơ hay hài lòng với 1 cuộc phiêu lưu, Cleo dần lớn lên và trở nên trọn vẹn hơn, nhận biết bản thân mình hơn.

    Đối với sinh viên phim, Cleo from 5 to 7 là 1 ví dụ hay về làm ít được nhiều và cách mà triết lý có thể đưa vào cốt truyện 1 cách hiệu quả. Bộ phim cũng là bước ngoặc trong điện ảnh cho nữ giới, 1 điều gì đó vẫn tiếp tục bị đánh giá thấp và xem nhẹ.

    16. 8 ½ (Dir. Federico Fellini, 1963)

    [​IMG]
    Làm 1 bộ phim về quá trình làm phim thành công là điều khó khăn nhất. Tại sao và khi nào nó hiệu quả thường là điều gì đó rất đặc biệt. Như với kiệt tác của Federico Fellini: 8 ½.

    8 ½ không đơn giản là 1 bộ phim hay mà nó còn là bộ phim xuất sắc nhất. Bộ phim là sự ca tụng nền điện ảnh không chỉ quá trình làm phim. Điện ảnh trong mắt Il Maestro Fellini là 1 rạp xiếc lớn có những điều không tưởng như trong giấc mơ.

    Tiêu đề bộ phim đề cập đến số lượng phim của Fellini đã được làm đến thời điểm đó. Bộ phim là bộ phim tiếp theo của bộ phim thành công quốc tế La Dolce Vita. Biết thông tin này là điểm khởi đầu về nội dung của bộ phim, về 1 đạo diễn do Marcello Mastroianni thủ vai, bắt đầu chịu đựng trở ngại của 1 đạo diễn ngay sau bộ phim thành công nhất của anh.

    Kết quả là anh bắt đầu quay đi quay lại giữa những giấc mơ, hồi ức, những điều không tưởng và hiện thực. Trong quá trình đó, ranh giới giữa giả tưởng và thực tế bị lu mờ.

    8 ½ là sự hiện thân của Fellini thể hiện niềm đam mê và năng lượng tột đỉnh. Máy quay liên tục chuyển động, đặc biệt là trong những cảnh có đám đông lớn để mang đến cảm giác cuồng nhiệt và tràn đầy năng lượng giống như 1 rạp xiếc, điều mà rất quan trọng với Fellini.

    Nhạc của Nino Rota cũng đẩy cảm giác này lên cao vì âm thanh của nó như đến từ rạp xiếc. Tuy nhiên, phần nhạc các ý nghĩa sâu xa hơn vì nó hòa quyện hoàn hảo với bộ phim khiến ta phải tự hỏi cái gì được hình thành trước – nhạc hay câu chuyện? Nhưng nó có thật sự quan trọng không?

    8 ½ đơn giản là bộ phim hay nhất về chủ đề làm phim và bất kỳ ai quan tâm đến việc làm phim chuyên nghiệp thì nên xem nó. Bộ phim thể hiện 1 nhà làm phim đầy năng lượng làm những điều anh ta thích và đó chính là điện ảnh.

    17. Au Hasard Balthazar (Dir. Robert Bresson, 1966)

    [​IMG]
    Trong danh sách này, chủ đề về niềm tin vào điện ảnh được thảo luận ở trường hợp The Passion of Jeanne d’Arc. Tuy nhiên, đó là phim được làm bởi 1 người tôn sùng đạo. Còn với trường hợp của Robert Bresson là 1 người vô thần, 1 quan điểm của người ngoài cuộc được thêm vào tín ngưỡng.

    Giống như Ozu Yasujiro, Robert Bresson là 1 nhà làm phim rất chu đáo, ông nhìn tình hình từ mọi quan điểm và yêu cầu khán giả cũng như vây. Kết quả là mang lại phong cách rất hợp lý và nhưng bộ phim hay và thú vị. Bộ phim là bộ phim mới nhất của ông Au Hasard Balthazar.

    Au Hasard Balthazar kể về cuộc đời 1 con lừa, bắt đầu khi nó được sinh ra và kết thúc khi nó chết. Bộ phim theo chân nó qua các chủ, được kể hoàn toàn từ phía chú lừa và chứng kiến sự tương tác giữa từng chủ nhân của nó với những cá nhân khác và cách họ đối diện với các tình huống.

    Bằng cách kể bộ phim dưới góc độ của chú lừa, Bresson đã buộc khán giả có cái nhìn khách quan. Điều này được nhấn mạnh hơn bằng việc chú lừa không bao giờ nói lại hay giao tiếp với nhân vật con người hay có biểu hiện trên mặt để biểu thị rõ ràng những điều nó nghĩ, do đó tượng trưng cho sự hiện diện thông suốt.

    Tuy nhiên, như đã nhắc đến lúc đầu, Bresson là 1 người vô thần. Nên bộ phim không khen ngợi quan điểm của chúa và Bresson yêu cầu khán giả của ông nghĩ về đạo đức trên lập trường của ông, cũng như là hành động và cảm giác của những nhân vật con người. Sự thiếu cảm xúc và giao tiếp của chú lừa tạo nên sự xa cách và lạnh nhạt khiến ta tự hỏi nó có động cơ không tốt hay không – 1 câu hỏi sống còn.

    Trong Au Hasard Balthazar, Robert Bresson tạo ra 1 kiệt tác phim đặt ra câu hỏi về đạo đức của chúa trời và con người. Đây là 1 bộ phim hay về cách mà một người có thể sử dụng quan điển hiệu quả và miêu tả về tôn giáo mà không hề giống như thuyết giáo. Và Robert Bresson đã viết 1 quyển sách hay về quá trình làm phim của ông, có tựa đề là Notes on Cinematography. Rất khó để tìm thấy cuốn sách vì nó không còn in ở Mỹ, nhưng là 1 quyển sách nên đọc đối với sinh viên phim.


    18. Blow-Up (Dir. Michelangelo Antonioni, 1966)


    [​IMG]
    Michelangelo Antonioni là 1 trong những nhà làm phim thách thức nhất nền điện ảnh vì quan điểm hữu vô của ông, nỗi ám ảnh với khoảng cách, thiếu sự giao tiếp giữa các nhân vật và sự trầm cảm và tra tấn bên trong mà họ phải chịu đựng. Các bộ phim của ông phản ánh trạng thái này và cũng rất đau đớn khi xem tạo nên những phản ứng trái chiều.

    Một số người đương đại như Ingmar Bergman và Francois Truffaut phê phán phim của ông là nhàm chán dù Kurosawa Akira và Andrei Tarkovsky lại khen ông là 1 bậc thầy. Không phải với tất cả mọi người Antonioni là kém nhất. Blow-Up lại thân thiện với khán giả hơn dù vẫn còn bao gồm những chủ đề và ý tưởng của những phim khác trong tác phẩm của ông.

    Blow-Up là bí ẩn của người Anh những năm 60 bắt đầu với 1 phong cách làm phim tương tự như A Hard Day’s Night. Bộ phim kể về câu chuyện 1 nhà nhiếp ảnh vô tình chụp ảnh 1 tên giết người và bị cuốn vào việc tìm kiếm ai giết ai và tại sao. Tuy nhiên, điều này chỉ đơn thuần là đầu mối cho những thứ có trong tay, 1 chân dung nhân vật về 1 cá nhân có cuộc sống có hoặc không có mục đich và có thể có một tính cách máy móc.

    Bộ phim là hành trình tìm ra chính mình và chính là điểm mấu chốt của bộ phim. Kết thúc của bộ phim nhấn mạnh điều này bằng bỏ lửng bí mật giết người dù đã hoàn thành nguyên mẫu nhân vật. Mặt ngoài này khiến Blow-Up dễ tiêu hóa và thân thiện với khán giả. Có thể cho rằng 1 khán giả có thể xem bộ phim từ đầu đến cuối mà vẫn tin nó là 1 bộ phim bí ẩn có kết thúc mơ hồ.

    Khi bộ phim tiến triển, nó trở nên ngày càng giống như phần còn lại của tác phẩm của Antonioni, có những cảnh quay điển hình của ông là đặt nhân vật xa nhau và chủ đề biệt lập và bộ phim đơn giản trở nên hiện thực hơn dù không bao giờ có ý định chuyển hướng sang chúng.

    Đây là cách làm phim thông minh mà không bao giờ tỏ ra tự phụ hay kiêu căng. Michelangelo Antonioni là 1 trong những nhà làm phim đại tài mà tác phẩm của ông luôn bí ẩn. Dù Blow-Up không phải là bộ phim hay nhất của ông (có lẽ là La Notte) nhưng nó lại là bộ phim thân thiện với khán giả nhất và vẫn là kiệt tác.

    19. 2001: A Space Odyssey (Dir. Stanley Kubrick, 1968)

    [​IMG]
    2001: A Space Odyssey là 1 bộ phim có cảnh tượng lớn và nổi tiếng vì khó nắm bắt được ý nghĩa chung của nó. Bộ phim có 4 phân đoạn được liên kết bởi sự hiện diện thông suốt mọi sự của 1 xã hội. Câu chuyện đầu tiên diễn ra vào buổi bình minh của con người và quan sát một gia đình con người.

    Trong phân đoạn này, họ phát hiện ra 1 cái xương và học cách sử dụng nó như công cụ và vũ khí. Trong phân đoạn 2, 1 nhà khoa học được gửi đến để điều tra về 1 vấn đề trong không gian có thể là kết quả của việc liên hệ từ một nơi có sự sống khác. Đây là cảnh chuyển của phim sang phân đoạn 3 và 4, được liên kết bằng nhân vật trung tâm.

    1 phi hành gia được gửi đến làm nhiệm vụ trên sao mộc để điều tra sâu hơn về các vấn đề phải đối mặt trong phân đoạn 2. Trong cuộc phiêu lưu đến sao mộc, máy tính điều khiển con tàu trở nên mất kiểm soát và trở thành kẻ giết người, giết những con người khác trên tàu. Cuối cùng, phi hành gia được chuyển qua 1 lỗ sâu và bộ phim trở nên đầy tính trừu tượng.


    2001: A Space Odyssey
    mang đến những câu hỏi về con người và bản chất của bạo lực. Nhưng không giống như trong Blow-Up, Kubrick cho những chủ đề này trực tiếp vào phía trước qua quyết định nghệ thuật của ông.

    Bộ phim giản lược về câu chuyện với nhiều cảnh các con thuyền không gian hạ cánh và những cảnh huy hoàng về những kiệt tác không gian từ từ di chuyển chiếm phần nhiều trong 2.5 giờ của bộ phim. Điều này có thể gây trở ngại cho 1 vài khán giả nhưng với những khán giả kiên nhẫn thì nó lại rất mê hoặc.

    Có phạm vi cho những khoảnh khắc này mà không thể bỏ qua được, 1 phần vì hiệu ứng hình ảnh của Douglas Trumbull. Nhưng phần credit chỉ nên dành cho Stanley Kubrick, người đã sắp đặt bộ phim trở thành 1 tác phẩm đỉnh cao như vật. Kết thúc là một trong những cái kết khó hiểu nhất trong lịch sử phim ảnh, và kết thúc này rất đáng để tranh luận và tiếp tục là làm khán giả bối rối.

    Người ta tự hỏi cách mà Kubrick và đồng tác giả Arthur C. Clarke thuyết phục các hãng phim tham gia 2001: A Space Odyssey vì bộ phim có kinh phí rất lớn. Nhưng dù họ làm việc gì thì khán giả sẽ luôn cảm kích vì nó là bộ phim không gì sánh bằng về cả câu chuyện và phạm vi.

    20. The Godfather and The Godfather Part II (Dir. Francis Ford Coppola, 1972, 1974)

    [​IMG]
    Francis Ford Coppola đạo diễn 4 bộ phim vào những năm 1970. Tất cả những bộ phim đó đều là những kiệt tác đột phá mà mỗi phim thường được tuyên dương là 1 trong những bộ phim xuất sắc nhất mọi thời đại. Bộ phim đầu tiên trong số đó vô cùng phổ biến là The Godfather, và bộ phim tiếp theo là The Godfather Part II không giống như là 1 phần tiếp theo mà bộ phim này giống như là nửa thứ 2 của một bộ phim được chia làm 2.

    Bộ phim kể về Michael Corleone, 1 cựu chiến binh chiến tranh thế giới thứ 2, có cha là Vito, người đứng đầu của 1 trong những gia đình tội phạm lớn nhất đất nước. Dù lúc đầu hoài nghi về công việc của cha mình, Michael đã nhanh chóng thấy mình là người thừa kế của đế chế mà ông đã 1 lần chối bỏ. Từ từ và miễn cưỡng, Michael bắt đầu dấn thân vào và trở nên xấu xa hơn cả cha ông. Xem những bộ phim The Godfather giống như xem tấn bi kịch Hi Lạp thời hiện đại vì chỉ đề nặng nề về mối quan hệ gia đình.

    Phong cách đạo diễn cổ điển của Francis Ford Coppola ca tụng câu chuyện này và nhấn mạnh việc làm những điều tồi tệ mà Michael đã làm. Ông và nhà quay phim Gordon Willis sử dụng ánh sáng tối để tạo cảm giác tối, khó chịu và mang điều gở tạo nên không khí ướt đẫm trong phim.

    Khung hình của Coppola cũng đẩy những ý tưởng của ông lên với vị trí của nhân vật trong không gian của khung hình nêu lên nơi họ đứng là 1 cá nhân độc nhấ và tình hình tại thời điểm cụ thể. Không thể thấy rõ ràng trong cả phim khi mọi thứ đều tự nhiên và có hệ thống cứ như là chỉ có 1 cách duy nhất để kể câu chuyện.

    1 bộ phim với độ nổi tiếng và quy mô như 2 bộ phim The Godfather thì không thể bỏ qua được. Đây là 1 số ít trường hợp mà nếu bạn không thích chúng thì quá là tệ. Chúng đơn giản là những bộ phim tuyệt vời.

    21. A Woman Under the Influence (Dir. John Cassavettes, 1974)

    [​IMG]
    John Cassavettes là cha đẻ của thể loại phim độc lập. Ông làm việc cho những tác phẩm lớn hơn như The Dirty Dozen và Rosemary’s Baby để có đủ tiền tự làm những bộ phim của mình. Khi những bộ phim làm ra, mỗi bộ phim được xác định nhờ tính khắc nghiệt, miêu tả hiện thực mối quan hệ giữa các gia đình và các nhân và bị ám ảnh với địa vị con người.

    Cassavettes sẽ quay chủ yếu những bộ phim của ông theo cách kiểm soát bằng tay trên stock phim rẻ hơn để mang đến cho bộ phim 1 tư liệu như tính thẩm mỹ. Vì lý do này, Cassavettes được coi là hậu duệ trực tiếp của phong trào hiện thực mới của Ý. Không có ví dụ nào tốt hơn bộ phim năm 1974 của ông A Woman Under the Influence.

    A Woman Under the Influence kể về 1 người công nhân xây dựng chăm chỉ rất yêu vợ và con. Ông bắt đầu thấy vợ mình có những hành động lạ và bắt đầu nghi ngờ bà không còn ổn định về tinh thần nữa. Cuối cùng, ông bắt đầu nghĩ hành vi của bà có trở thành mối nguy cho họ không, đặc biệt là con của họ.

    Vì vậy, ông quyết định giam giữ vợ. Khi bà trở về từ phòng giam dù bà rất buồn vì những gì chồng làm nhưng vẫn quyết định sống với ông. Dù vậy thì bộ phim vẫn kết thúc lửng lơ khi mà không rõ tương lại của mối quan hệ giữa họ

    Bản tóm tắt trên không làm hỏng bộ phim vì bộ phim không phải về câu chuyện hay kịch bản thay vào đó lại tập trung vào cảm xúc nguyên bản của con người. John Cassavettes làm điều này thông qua việc tuyển chọn diễn viên. Peter Falk là bạn thân của Cassavettes và Gena Rowlands vợ của Cassavettes đóng 2 nhân vật trung tâm của bộ phim.

    Vì mối quan hệ thật trong cuộc sống của họ, mỗi người liên quan đều cảm thấy thoải mái và thư giãn với người khác làm diễn xuất của họ rất tự nhiên. Điều này cũng cho phép Cassavettes chuyển đến phòng các diễn viên và quay được những cảnh gần gũi và cá nhân.

    Máy quay di chuyển quanh phòng, xoay quanh hành động, đi qua đi lại và cố ý bỏ qua mục tiêu tại nhiều thời điểm. Cassavettes sử dụng cận cảnh để thể hiện sự tổn thương và sợ hãi của mỗi nhân vật mang đến cảm giác thân thuộc mà không thường thấy.


    A Woman Under the Influence
    đại diện là 1 trong những phim thân thuộc nhất. Bộ phim là ví dụ rất hay về cách nhấn mạnh nhân vật và cảm xúc. Có thể là không hay đối với vài người nhưng với những người xem kinh nghiệm thì nó khó có thể quên.

    22. Jeanne Dielman, 23 Quai du Commerce, 1080 Bruxelles (Dir. Chantal Akerman, 1975)

    [​IMG]
    Cho đến thời điểm này, các bộ phim thảo luận về những khoảng khắc hay cá nhân phi thường. Những việc bình thường không được thảo luận ngay cả ở phần nền. Nhưng với phim Jeanne Dielman, 23 Quai du Commerce, 1080 Bruxelles của Chantal Akerman không chỉ trong hiện tại mà còn ở trước và chủ đề phim

    Những việc bình thường trong Jeanne Dielman, 23 Quai du Commerce, 1080 Bruxelles bắt đầu từ tiêu đề là tên và địa chỉ của nhân vật trung tâm. Điều này mang đến nội dung phim về bà nội trợ góa có tên Jeanne Dielman sống tại 23 Quai du Commerce, 1080 Bruxelles và thói quen và cuộc sống hàng ngày của bà.

    Những thói quen hàng ngày bao gồm dọn dẹp căn hộ, nấu ăn cho bà và con trai, giúp con trai làm bài, dọn giường và làm gái bao để có thể ổn định tài chính. Trái với những gì mọi người nghĩ, những cảnh Jeanne Dielman làm gái bao là những cảnh bình thường và không phải khiêu dâm nhất.

    Chantal Akerman theo Jeanne Dielman trong 3 ngày trong đó có những thời gian bà làm công việc thường nhật theo hệ thống với những sai lầm nhỏ như rơi dao khi nấu ăn. Vào cuối phim, 1 sự kiện quan trọng xảy ra trong công việc thường nhật của bà và Jeanne Dielman vẫn tiếp tục làm công việc thường nhật như không có gì xảy ra.

    Kỹ thuật làm phim của Chantal Akerman là yếu tố khiến tất cả hiệu quả. Máy quay của bà không chuyển động và ít khi cắt, chỉ làm khi thay đổi phòng. Vị trí máy quay luôn là cảnh quay trung và cách sử dụng việc sắp đặt cảnh 1 cách tinh tế. Bộ phim kéo dài 3.5 giờ. Akerman bị ám ảnh với thời gian và không gian và đó là mô tip trong tác phẩm của bà.

    Việc sử dụng cảnh quay dài và sự phân tích thời gian và không gian nhấn mạnh đời sống bình thường của Jeanne Dielman vì Akerman thể hiện sự khó khăn khi Dielman làm việc nhà và công việc thường nhật. Akerman hoàn toàn tham gia vào thế giới nhân vật vì các công việc thường nhật được thể hiện trong toàn bộ phim đối lập với chỉ có những đoạn thoáng qua.

    Đối với 1 vài khán giả, phim có thể chán nhưng với những người khác thì nó lại hay và hấp dẫn. Tuy nhiên, có thứ còn hơn trong Jeanne Dielman, 23 Quai du Commerce, 1080 Bruxelles hơn là công việc nhà của 1 người phụ nữ. Bộ phim đại diện cho những miêu tả chân thực nhất về phụ nữ trong điện ảnh. So với các phim về phụ nữ trước trong danh sách, Cleo from 5 to 7 của Agnes Varda, là bài phê bình về cách các phương tiện truyền thông mô tả về phụ nữ và những ý tưởng của người đàn ông nông cạn về người phụ nữ, phim Chantal Akerman bỏ qua tất cả những nhận định về phụ nữ và thay vào đó cho khán giả thấy một vài ngày trong cuộc sống của người phụ nữ hiện đại.

    Không có gì quyến rũ hay lãng mạn về những gì việc bà làm. Nhưng cô không có sự lựa chọn, vì những gì cô ấy làm là để tồn tại. Có một cảm giác nhẹ nhàng và chăm chút cho những gì cô ấy làm, do đó thúc đẩy một ý thức nữ tính mạnh mẽ đối với người xem. Nó cũng làm cho bộ phim càng thêm ám ảnh.

    Jeanne Dielman, 23 Quai du Commerce, 1080 Bruxelles là một bộ phim quan trọng đối với sinh viên điện ảnh nên xem, vì nó đại diện cho một bậc thầy sử dụng thời gian và không gian không gì sánh được về lợi thế và khung hình của nhà làm phim. Nói 1 cách đơn giản, Jeanne Dielman, 23 Quai du Commerce, 1080 Bruxelles là một bộ phim tuyệt vời của một đạo diễn đã không đạt được mức độ nổi tiếng mà bà xứng đáng.

    23. Blue Velvet (Dir. David Lynch, 1986)

    [​IMG]
    David Lynch là một nhà làm phim bí ẩn có các phim đã được biết đến bởi tính chất siêu thực. Thông thường, các bộ phim sẽ dựa nhiều vào giấc mơ logic, như trong một bộ phim của Luis Buñuel, và cố tình không thực hiện một toàn bộ trên mức độ ý thức.

    Nhưng không giống như Buñuel, Lynch sử dụng nó như một phương tiện để tấn công tiềm thức và tạo ra hình ảnh như 1 cơn ác mộng của Americana. Lynch muốn khán giả hiểu phim của ông chứ không phải hiểu họ. Và đó chính là kiệt tác vĩ đại nhất của ông Blue Velvet.

    Mặt ngoài thì Blue Velvet mạch lạc hơn một số tác phẩm khác của ông, dù vẫn còn quan điểm cực đoan của Lynch. Bộ phim thể hiện là một bí ẩn, và là sự khám phá nhân vật. Jeffrey Beaumont, một sinh viên đại học, về nhà ở thị trấn Mỹ sau khi cha anh bị một cơn đột quỵ.

    Trên đường về nhà từ bệnh viện, anh phát hiện ra một tai người bị cắt rời trên mặt đất. Sau khi báo cho cảnh sát, Jeffrey phát hiện ra rằng tai bị cắt rời có một mối quan hệ với một ca sĩ hộp đêm bí ẩn và một tên cướp tâm thần. Jeffrey thấy mình bị ám ảnh với tình hình của họ và được tham gia vào quá sâu sau khi cod một mối quan hệ tình dục tàn bạo với ca sĩ hộp đêm.

    Liên quan đến tâm trạng và bầu không khí, có hai mức độ trong Blue Velvet. Đầu tiên là phóng đại phong cách Leave it to Beaver hầu như chỉ tồn tại vào ban ngày. Tất cả mọi thứ diễn ra trong thời gian này đi cùng như là dễ thương và / hoặc vô tội. Không ai bị thương và tất cả là niềm vui cho các nhân vật. Điều này thể hiện sự linh hoạt của các phương tiện truyền thông năm 1950 và những gì người dân thường muốn nước Mỹ phải như thế nào.

    Cấp độ thứ hai, hình ảnh thị trấn toàn người mỹ da trắng mà tồn tại, trong bối cảnh của bộ phim, chỉ vào ban đêm. Trong thời gian này là khi sự suy đồi tình dục và sự tàn bạo nói chung nổi lên. Không ai là an toàn trong thời gian này và ý định thực sự nổi lên.

    Trong có hai mặt đối nhau, Lynch đặt liền nhau giữa mong muốn và thực tế, giữa những gì Mỹ muốn chúng ta nghĩ về nó và thực tế của nó. Để sự liền kề này được mạnh hơn, Lynch để hai nhân vật đấu với người khác, những người dường như hoàn toàn khác ở bên ngoài. Nhưng nội tâm bên trong của họ có thể giống hơn họ đặt ra cho mình.

    David Lynch là bậc thầy của việc tạo ra bầu không khí và trong Blue Velvet là ví dụ điển hình của ông. Trong cảnh đêm, âm thanh bên trong nhân vật được nhấn mạnh nhất là bầu không khí cũ kỹ, để tạo ra một sự kỳ quái khó chịu. Điều này trở nên rõ ràng hơn trong những cảnh mà một nhân vật cụ thể hít chất gây kích dục. Những cảnh được thắp sáng trong một không gian rất tối và có một bảng màu chủ yếu là các biến thể về màu sắc tối hơn với cường độ Chroma.

    Như với phần còn lại của bộ phim, điều này trái ngược với phân cảnh ban ngày sáng hơn, mà có một bảng màu rộng hơn và được làm rõ ràng hơn. Lynch trôi qua lại giữa hai thế giới như thể chúng là một và giống nhau.

    Ông tạo ra một số hình ảnh không khí khó quên và gây sốc nhất trong cả hai phân đoạn, chẳng hạn như chim ăn sâu vào ban ngày và những ngọn nến đang cháy do gió vào ban đêm. Nhưng không ai trong số này có bao giờ cảm thấy khó chịu hoặc ra khỏi chỗ vì Lynch là kiểm soát hoàn toàn bộ phim của mình và biết chính xác những gì ông muốn.

    Có những khía cạnh khác của Blue Velvet mà không thể được thảo luận mà không cần đi sâu vào 1phần cụ thể, như cốt truyện, nhân vật, và một số các hình ảnh rõ ràng hơn. Như vậy, họ sẽ không được thảo luận ở đây. Tuy nhiên, Blue Velvet là 1 kiệt tác không giống như bất kỳ phim nào. Đó là những thành tựu huy hoàng của điện ảnh Mỹ và là một trong những cách sử dụng không khí tốt nhất. Vì những lý do đó mà sinh viên điện ảnh nên xem bộ phim này. Đó là một kinh nghiệm không thể nào quên.


    24. Taste of Cherry (Dir. Abbas Kiarostami, 1997)


    [​IMG]
    Trước khi thảo luận Taste of Cherry của Abbas Kiarostami, điều quan trọng là để thảo luận về tất cả mọi thứ dẫn đến bộ phim. Kiarostami đến từ Iran, trong những quốc gia thần quyền khắc nghiệt nhất trên thế giới. Ở đó, họ làm theo những lời dạy của Muhammad và sử dụng Kinh Qur'an như một cơ sở cho pháp luật và trừng phạt. Do chính trị thần quyền, Iran là rất nghiêm ngặt về những gì được cho phép có trong các bộ phim, cấm các cuộc thảo luận đặt câu hỏi hoặc đe dọa quyền lực Hồi giáo.

    Đến cuối thế kỷ 20, Iran đã trở thành quê hương của phong trào làn sóng mới người Iran (Iranian New Wave Movement), được định nghĩa bởi một phong cách phim tài liệu thực tế của bộ phim với một giọng điệu phản thân và tự nhận thức. Vì vậy, một bộ phim Iranian New Wave có thể được mô tả như thơ và ngụ ngôn hay khẳng định tồn tại, đặc biệt là trong trường hợp chung mà trong đó các nhà làm phim hỏi về ý nghĩa nghĩa là một nhà làm phim.

    Abbas Kiarostami là một trong những nhân vật trung tâm trong phong trào này, và bộ phim của ông gần như luôn luôn làm theo các khuân mẫu và các chủ đề thấy trong một bộ phim Iranian New Wave film .

    Taste of Cherry là một bộ phim đơn giản về một người đàn ông đi qua Tehran trong chiếc xe tải nhỏ của mình. Anh ta tìm thấy ba hành khách, tất cả đều là người lạ, đi cùng với anh. Trong suốt thời gian của mình với những hành khách, người đàn ông yêu cầu họ che cơ thể mình bằng đất sau khi ông tự tử. Tại sao ông muốn chết là hoàn toàn không nhắc đến, thậm chí sau khi bộ phim đã kết thúc.

    Bề ngoài, Taste of Cherry là táo bạo khi mang đến một chủ đề gây tranh cãi nhất là trong thế giới Hồi giáo và thường cấm thảo luận đó là tự tử. Và ai có thể đọc bộ phim như có ẩn ý, nếu không tranh cãi lớn, một người đồng tính làm quen những người đàn ông. Nhưng trung tâm của bộ phim, bộ phim không phải chỉ nói về một trong những điều này mà còn dám nói vì những lý do khác.

    Đối với một số người, bộ phim chối bỏ tất cả những ý tưởng của phương Tây về một bộ phim và câu chuyện nên như thế nào (tức là đầu, giữa, và kết thúc với một nhân vật). Điều này sẽ khiến người xem chính thất vọng vì bộ phim cố ý đưa đến sự không hài lòng. Thay vào đó Kiarostami cho khán giả chứng kiến sự kiện xa xôi họ đã không kiểm soát được, và làm cho họ suy nghĩ cẩn thận về những ý tưởng nhân văn đằng sau.

    Điều này tạo nên một cuộc đối thoại rất độc đáo giữa đạo diễn và khán giả mà không có trong loại phim tiêu biểu của điện ảnh miền tây. Những mập mờ đối với một số điều có thể cản trở, nhưng đối với những người khác cuối cùng là sự giải phóng.

    Taste of Cherry là một bộ phim tuyệt vời từ một trong những bậc thầy hiện đại, như với các bộ phim khác trong danh sách này, mang đến một cách làm phim khác. Người ta chỉ có thể hy vọng rằng với thế hệ mai sau, những cách phim được thực hiện và kể sẽ chỉ được đẩy xa hơn.

    25. The Phantom Menace Review (Dir. Mike Stoklasa, 2009)


    Khởi đầu thế kỷ 21, tiến bộ internet đã trở thành một cách quan trọng để truyền đạt thông tin. Với tiến bộ này có các trang web chia sẻ như YouTube và Vimeo. Những trang web này thường hoạt động như một nền tảng để quảng cáo cho nhiều nhà làm phim. Một trong những nhóm đó là Red Letter Media, một công ty sản xuất của các nhà làm phim underground Mike Stoklasa và Jay Bauman. Phim đột phá của họ dưới hình thức của bộ 3 phim dài về Star Wars.

    Bài Video đầu tiên là The Phantom Menace Review. Bài nhận xét cẩn thận phân tích những gì sai trong bộ phim, tại sao, và làm thế nào để sửa, trong khi cũng lý thuyết hóa những gì đã đi sai trong quá trình sản xuất.

    Trong thời gian 70 phút của bộ phim, Stoklasa cũng có một câu chuyện liên quan đến nhân vật của ông / người tường thuật về Mr. Plinkett, một kẻ giết người hàng loạt 106 tuổi và cô gái điếm bị ông ta nhốt trong tầng hầm. Vì lý do này, The Phantom Menace Review trở nên sâu sắc vì sự quan sát và hài hước mỉa mai của Stoklasa.

    Điều What The Phantom Menace Review đại diện là tương lai của phim nói chung. Do khả năng tiếp cận của Internet, bộ phim trở thành virus và trở thành một ví dụ về khả năng của Internet. Đối với các sinh viên điện ảnh, The Phantom Menace Review là một khối nhà về cách để làm cho một bộ phim thành công và tầm quan trọng của quyết định một người có khi làm 1 bộ phim như vậy.

    24hin.vn dịch theo tasteofcinema
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/7/15