Làm thế nào để áp dụng cấu trúc ba hồi vào các sản phẩm video

Thảo luận trong 'Kịch bản' bắt đầu bởi Xcine, 6/3/18.

Lượt xem: 12,185

  1. Xcine

    Xcine Registered

    [​IMG]
    Cấu trúc ba hồi là một khuôn khổ quen thuộc trong những tác phẩm kể chuyện của điện ảnh, nhưng cấu trúc đó liệu có thể áp dụng cho những thước phim tài liệu, video trên youtube hoặc các sản phẩm video thương mại khác không? Tất nhiên rồi.

    Chúng ta đều biết rằng cấu trúc ba hồi quan trọng thế nào trong việc làm phim truyện điện ảnh, nó được dùng trong việc kể chuyện và phân chia theo từng khoản thời gian, và nếu các bạn thực hiên một bộ phim truyền hình hoặc TV show thì các bạn cũng có thể sử dụng cấu trúc ba hồi. Nhưng nếu các bạn thực hiện một thước phim tài liệu, một đoạn video trên youtube, hay sản phẩm video thương mại thì sao? Chúng ta có nên làm theo lối kịch bản phim truyện truyền thống? Các quy tắc tương tự có áp dụng được không? Chắc chắn rồi.

    Khi nói đến cấu trúc ba hồi của tác phẩm, chúng ta thường nghĩ rằng nó nằm trong bối cảnh kịch bản, thế nhưng ý tưởng này đã có từ rất lâu trước khi công nghệ điện ảnh ra đời. Trước điện ảnh, có những cuốn sách, truyện được viết ra theo thể này, nhưng trước đó rất lâu con ngườ đã thích thú với việc kể chuyện cho nhau bằng miệng. Ý tưởng cấu trúc ba hồi được sáng tạo từ những người kể chuyện đầu tiên. Nhà viết truyện thần thoại nổi tiếng Josehp Campbell đã sử đụng cách này để viết nên “Trường ca Anh hùng”, như vậy chúng ta có thể rõ ràng phân biệt được phần mở đầu, phần giữa và kết thúc tác phẩm. Những câu chuyện kể ngày nay không còn sử dụng cấu trúc ba hồi truyền thống, thế nhưng ý tưởng vẫn là dựa trên cấu trúc này. Nghĩ về việc đó thì, mỗi câu chuyện đều cần có một anh hùng, bắt đầu câu chuyện, một vài mâu thuẫn xảy ra, một vài nút thắt được hóa giải và rồi kết thúc câu chuyện. Cấu trúc ba hồi không hề phức tạp chút nào cả.

    Những câu chuyện hiện đại này nay không còn sử dụng cấu trúc ba hồi truyền thống thế nhưng ý tưởng vẫn dựa trên cấu trúc này.

    Emma Coast, nhà viết truyện của Pixar, nổi tiếng với 22 quy tắc kể chuyện (Xem bài trên 24hinh.vn TẠI ĐÂY), và ẩn sâu trong những quy tắc đó là một tổ hợp hoàn chỉnh của cấu trúc ba hồi: Ngày xửa ngày xưa…… Mỗi ngày trôi qua…..Một ngày kia……Những câu như vậy dẫn dắt câu chuyện pHân chia rõ ràng thành phần mở đầu cho đến kết thúc câu chuyện. Cách dẫn dắt từ “ngày xửa ngày xưa” tới “mỗi ngày trôi qua” cho đến “một này kia” khiến cho người nghe liên tưởng đến một điều gì đó thú vị đang diễn ra. Cấu trúc của hồi thứ hai là “Cho tới khi đó”. Chúng ta hãy cùng đi sâu vào từng cấu trúc chương hồi để xem có thể áp dụng vào các tác phẩm hiện thực như thế nào nhé.

    Hồi thứ nhất:

    Coast sử dụng cụm từ “Ngày xửa ngày xưa”. Mặc dù đó là một cách suy nghĩ khá ngộ nghĩnh, thế nhưng sử dụng cụm từ như vậy khiến cho ý tưởng của các bạn hướng tới mục tiêu dễ dàng hơn. Chương hồi này là phần giới thiệu về thế giới, nơi mà câu chuyện diễn ra. Ở phần này chúng ta sẽ tìm hiểu về nhân vật chính, họ là ai, họ thích gì, và sau đó là giới thiệu về một vài tình tiết kịch tính sẽ diễn ra.

    Trong tác phẩm hiện thực của các bạn, thì đó là phần giới thiệu về bối cảnh của sự việc sắp diễn ra. Đây là phần mà các bạn thiết lập nên tiền đề và kỳ vọng của tác phẩm. Một ví dụ điển hình về sử dụng cấu trúc hòi đầu tiên trong tác phẩm truyền hình thực tế là “Những điều chưa được khám phá với Anthony Bourdain” của CNN. Thành thật mà nói, thì “Những điều chưa được khám phá” và nhóm làm chương trình thực sự là một thí dụ tuyệt vời về mọi khía cạnh của việc thực hiện một chương trình thực tế. Một tập của “Những điều chưa được khám phá” bắt đầu với vùng đất mà Bourdain đến thăm, những gì anh ta nghĩ về nó, sự mong đợi của anh ta, sau đó chúng ta nhận thấy những thông tin có thể sai lệch, sau đó chúng ta thấy tiếp theo là những mâu thuẫn, những trục trực trong hành trình tiếp theo của chương trình.

    Nghe thì có vẻ như là đơn giản một cách ngu ngốc, thế nhưng đã cáo rất nhiều câu chuyện thất bại, chỉ vì chúng thiếu đi những mâu thuẫn kịch tính và bối cảnh hấp dẫn. Hồi đầu tiên của một chương trình thành công luôn là phần đơn giản và ngắn. Theo một cách rất tự nhiên, đây là cách bạn mời khán giả tham gia cùng với nhân vật chính trong cuộc hành trình thực tế.

    Hồi thứ hai:

    Hồi thứ hai là chương hồi dài nhất trong cấu trúc ba hồi, nó chiếm tới khoảng hơn nửa thời lượng chương trình. Hồi thứ hai này là nơi hành trình của nhân vật chính diễn ra, họ phải đối mặt với những xung đột, trở ngại mà họ cần tìm ra cách vượt qua. Với các chương trình thực tế, thì đây là bữa ăn chính của các bạn.

    Đối với “Những điều chưa được khám phá”, thì đây là những gì Bourdain phải đối mặt với những trải nghiệm, thách thức khác biệt so với những gì anh ta đã nghĩ, đưa đến những trải nghiệm mới mẻ, khác với những gì khan giả kỳ vọng. Trong khi Hòi thứ hai là cả một hành trình, thì hồi thứ ba là điểm đến cuối cùng.

    Hồi thứ ba:

    Đây là hồi cuối cùng và là ngắn nhất. Hành động thứ ba là đỉnh điểm trong câu chuyện của bạn, theo truyền thống đó là khi nhân vật chính có cuộc đối đầu cuối cùng của họ. Trong chương trình thực tế, thì hồi thứ ba chính là phần đỉnh điểm, cao trào nhất, thú vị và li kỳ nhất trong mắt khán giả. Nhân vật chính trải qua những điều mới mẻ hoặc sâu sắc, sau đó học được một điều gì đó về bản thân trong quá trình này và khán giả cũng biết thêm được nhiều điều mới.

    Hồi thứ ba không chỉ là trải nghiệm cuối cùng mà còn là suy nghĩ cuối cùng và sự phản chiếu của nhân vật chính. Đây chính là phần rút ra kết luận, đúc kết và rút ra bài học trải nghiệm của chương trình – hay với những chương trình quảng cáo thì đây chính là phần mời gọi mua sản phẩm.

    Kết luận cuối cùng:

    Cấu trúc ba hồi không chỉ là những quy tắc cứng nhắc mà chúng ta cần tuân theo chặt chẽ, mà đó còn là một hộp cát năng động, mà trong sân chơi đó các bạn có thể thỏa sức sáng tạo. Trong dự án thực tế tiếp theo của các bạn, hãy thử nghĩ xem câu chuyện của chúng ta sẽ diễn ra thế nào khi được phân theo cấu trúc ba hồi thực tế.

    Để luyện tập, chúng ta hãy thử đi theo phương pháp của Emma Coast. Ít nhất thì cách đó sẽ khiến khán giả tập trung vào nội dung chính trong câu chuyện của bạn. Nếu cấu trúc ba hồi trong kịch bản đem lại thành công cho Pixar và “Những điều chưa được khám phá”, những chương trình thực tế và những câu chuyện khác, thì chắc chắn rằng, câu chuyện cảu bạn cũng sẽ thành công khi sử dụng cấu trúc này. Một niềm hạnh phúc khi kể câu chuyện của chính mình.