Quay phim 9 bố cục giúp hình ảnh trở nên bắt mắt hơn về mặt sinh học

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 22/9/15.

Lượt xem: 2,207

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Bố cục trong một bức ảnh có thể tác động đến mắt người xem và từ đó thu hút số lượng lớn người xem.

    Tuy vậy, có những cách tiếp cận nào về điện ảnh giúp nâng cao tính thẩm mỹ đồng thời thể hiện đúng tính chất của một thiết bị tường thuật? Nói cách khác, các “nguyên tắc” bố cục hiệu quả là gì và vì sao chúng được xem là “hiệu quả”? (Gợi ý rằng nó tác động nào đó đến mặt sinh học của con người). Nhiếp ảnh gia xã luận nổi tiếng Steve McCurry, được biết đến với chân dung “Afghan Girl” (cô bé Afghanistan) đăng tải lần đầu trên National Geographic, đã chia sẻ 9 mẹo hữu ích sau.


    Nguyên tắc một phần ba (Rule of Thirds)

    Đây có lẽ là “nguyên tắc” bố cục được biết đến nhiều nhất. Nó được phát biểu rằng: bằng cách đặt các điểm nhấn của hình ảnh trên một đường nằm ngang hoặc đường thẳng đứng tưởng tượng, hoặc trên một/nhiều trong số các chỗ giao nhau, thì hình ảnh của bạn sẽ trở nên bắt mắt hơn.

    Các đường dẫn (Leading Lines )

    Các đường thẳng tưởng tượng này, còn được gọi là các đỉnh, giúp hướng ánh mắt người xem theo hình ảnh của bạn. Nó giúp tạo ra chiều sâu – một yếu tố bắt buộc cho môi trường thứ nguyên. Đồng thời nó giúp tạo cảm giác của sự vận động và di chuyển, tăng thêm tính thẩm mỹ cho hình ảnh.

    Đường chéo (Diagonals)

    Giống như đường dẫn, đường chéo là các đỉnh dẫn ánh mắt người xem, nhưng thay vì dẫn vào hình ảnh thì chúng dẫn ngang qua, tạo cảm giác của sự “dịch chuyển”. Yếu tố này khá quan trọng khi chụp ảnh tĩnh, và thậm chí khi có yếu tố dịch chuyển thì đây cũng vẫn là một cách tuyệt vời để tạo ra cảm giác của sự vận động.

    Khung hình (Framing)

    Bạn có thể sử dụng một cái gì đó tự nhiên, như khung cửa sổ hay cửa ra vào, để tạo ra một cái khung trong khung hình, và bạn có thể sáng tạo ra nhiều hơn thế nữa. Một trong những ví dụ yêu thích của tôi về khung hình khá độc đáo là từ The Tracey Fragments, nó cũng là bức tranh đầu tiên sử dụng cách bố trí đa khung Mondrian cho toàn bộ phim.


    Tương phản

    Chúng ta thường có xu hướng nhận ra những thứ tương phản – trên thực tế, đó là một trong những ý tưởng chính trong tâm lý cấu trúc. Bằng cách tạo ra sự tương phản giữa nền với chủ thể, bạn có thể tạo ra chiều sâu, đồng thời giúp người xem định hướng đối tượng trong không gian.

    Lấp đầy khung hình (Fill the Frame )

    Hãy tiến đến gần! Theo như các giả thiết thẩm mỹ thì kích thước của một đối tượng trong khung hình sẽ trực tiếp xác định tính thẫm mỹ (tức là tầm quan trọng) của bức ảnh: nó càng lớn thì giá trị càng lớn. (Hãy nhớ rằng đây là điều mà người xem nhiều khả năng sẽ nhìn vào đầu tiên).

    Ánh mắt chi phối ở trung tâm

    Như McCurry đã chỉ ra, khi ánh mắt chi phối của nhân vật nằm ở trung tâm khung hình, bạn sẽ có cảm giác là ánh mắt đó đang dõi theo bạn.

    Hoa văn và sự lặp lại (Patterns & Repetition)

    Con người bị thu hút một cách tự nhiên bởi các hoa văn, tôi đoán rằng chúng ta không thích điều này, hoặc không thể dễ dàng tạo cảm giác, về sự hỗn loạn. Vì vậy, bằng cách sử dụng sự lặp lại này, sẽ khiến thu hút người xem đến hình ảnh của bạn. Tuy vậy, việc đan xen vào yếu tố làm phá vỡ sự lặp lại này sẽ khiến người xem hứng thú và bị cuốn hút hơn.

    [​IMG]

    Tính cân xứng

    Cũng giống như chúng ta thích các hoa văn, tính đối xứng đối với mắt cũng giống như Nutella cho vị giác (Nutella là tên một loại kem phết bánh mì do hãng sản xuất các loại kẹo chocolate nổi tiếng - Ferrero tạo ra?). Các nhà khoa học vẫn không thật sự biết lý do vì sao con người rất thích sự đối xứng, nhưng các thí nghiệm đã chứng minh rằng những người có khuôn mặt đối xứng được coi là hấp dẫn hơn (vài người lại nói rằng nó là do tình trạng sức khỏe), trong khi những người có khuôn mặt không đối xứng thì ít thu hút hơn. Thậm chí có những nghiên cứu liên quan đến việc các em bé thường nhìn vào các bức tranh đối xứng lâu hơn những tranh không đối xứng.


    Kết luận

    Điều tôi muốn nói, tuy rằng tôi chưa thể nhấn mạnh nó đúng mức, rằng không có quy luật nào trong nghệ thuật điện ảnh, dù cho nó là soạn thảo, chỉnh sửa hay kỹ thuật điện ảnh. Việc sử dụng các kỹ thuật trên một cách chính xác hầu như sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ trong hình ảnh của bạn, do nó dựa vào tính sinh học của con người. Tuy vậy, bạn không thể ước đoán được các nguy cơ khác trong việc tạo ra một bức ảnh quá bình thường, hoặc nói thẳng ra là quá nhàm chán. Tôi chắc rằng lần đầu tiên bạn thấy cách chụp tách cà phê từ trên xuống, bạn sẽ thốt lên kiểu như: “Ồ, quả là một cách nhìn độc đáo.” Nhưng nay, Instagram của mọi cô gái tuổi teen đều ngập tràn các bức ảnh về không gian sáng tạo, đôi khi chúng khiến bạn phải thở dài: “Ôi làm ơn ngưng lại đi.” Quay trở lại với vấn đề của chúng ta, sự sáng tạo và khéo léo có phải chỉ xoay quanh việc “sao chép, chuyển đổi, kết hợp”? Sao bạn không thử áp dụng điều này vào 9 mẹo ở trên?

    Những bộ phim nào phá vỡ quy luật về bố cục hiệu quả? Hãy cho chúng tôi biết qua bình luận bên dưới.

    24hinh.vn dịch theo nofilmschool​
     
    LeeGiangK33A thích bài này.