Dựng phim Có phải đã đến lúc thay đổi nguyên tắc dựng phim?

Thảo luận trong 'Nghệ thuật dựng phim' bắt đầu bởi Pham Anh Hào, 22/5/16.

Lượt xem: 7,778

  1. Pham Anh Hào

    Pham Anh Hào Registered

    Em đã được đọc quển "trong chớp mắt" một lần rồi và thấy nó hay quá thầy ạ, tiếc là lần đó ko mang đi photo để giữ lại làm tài liểu mỗi khi buồn buôn :D :D, có dip nào rảnh thầy cho em mượn em sao lưu vài bản thầy nhé
     
  2. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s Thành viên BQT

    oke ;)
     
  3. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s Thành viên BQT


    [​IMG]
    Quá trình dựng phim đã thay đổi từ phương pháp cắt phim truyền thống đến phương pháp dựng phim phi tuyến dựa trên những khả năng vô hạn của máy tính. Có phải đã đến lúc chúng ta thay đổi cách dựng phim?

    Trước hết, có thể nói rằng dù sử dụng bất kỳ công nghệ nào, mục tiêu của nhà dựng phim vẫn là một: để kể lên câu chuyện, để thổi hơi thở cuộc sống vào từ góc nhìn của đạo diễn và để thu hút khán giả.

    Những lần dựng phim đầu tiên được thực hiện một cách tình cờ: việc cắt ghép và chiếu phim trên camera tạo nên việc cắt giữa các cảnh quay – và nhiều trường hợp việc làm này tỏ ra có hiệu quả. Những người tiên phong đầu tiên của thời đại phim câm như D.W. Griffiths đã trải nghiệm quá trình dựng phim, và đưa ra những khái niệm mới như cận cảnh, cảnh phản ứng và cảnh hành động song hành. Bộ phim The Birth of a Nation (Sự ra đời của một quốc gia) được xem là cột mốc của lịch sử điện ảnh.

    Dựng phim dần trở thành một ngôn ngữ tượng hình, và như lời nói hay câu văn, nó cũng có những quy luật và ngữ pháp riêng của mình. Một trong những điều luật ấy được viết trong cuốn sách On Film Editing bởi Edward Dmytryk, một nhà đạo diễn và dựng phim của Hollywood vào thập niên 50. Walter Murch, một nhà dựng phim được trao giải Oscar cho các tác phẩm Apocalypse Now, The Godfather The English Patient cũng viết một quyển sách về nghệ thuật dựng phim có tầm ảnh hưởng lớn với tên gọi In the Blink of an Eye. Được dịch ra Tiếng Việt với tên gọi "Trong chớp mắt - Đường đi của Dựng phim"

    [​IMG]

    Những quy luật cơ bản của nghệ thuật dựng phim có thể được cụ thể hóa như sau:

    • Những lần cắt ghép phim phải được thực hiện trơn tru, để khán giả không nhận ra đã có cảnh cắt mỗi lần chuyển cảnh. Trong mỗi cảnh quay, khán giả luôn muốn xem nhiều hơn; một cái liếc nhìn của diễn viên có thể nối tiếp bằng cảnh có thứ mà họ đang nhìn.
    • Những lần cắt phim phải được thực hiện ở một thời điểm thích hợp trong cảnh quay và phải đảm bảo tính liền mạch. Mạch chuyện luôn phát triển theo trình tự thời gian và việc dựng phim cần phản ánh được điều ấy.
    • Những lần cắt ở hành động của diễn viên có thể tạo nên cảm giác về tính liên tục của chuyển động. Ví dụ như khi cảnh toàn của một nhân vật với đến tay nắm cửa được nối với một cảnh cận có bàn tay đang xoay tay nắm cửa.
    • Hướng quay cần được thống nhất, quy luật này được biết đến với cái tên “Crossing the Line” hoặc "Quy tắc 180 độ" . Khi hai nhân vật đang đối thoại, nếu bạn hình dung có một sợi dây liên kết vô hình giữa họ, thì máy quay không nên bước qua lằn ranh ấy khi dựng phim. Nghĩa là nhân vật bên trái cảnh quay luôn phải nhìn vào màn hình bên phải và nhân vật bên phải cảnh quay luôn phải nhìn vào màn hình bên trái. Lúc này khán giả sẽ hiểu được mối quan hệ giữa hai nhân vật mà không bị lẫn lộn về việc ai đang đối thoại với ai.
    • Những kỹ thuật về kết nối cỡ cảnh – toàn, trung, cận cảnh – được dùng với mục đích khác nhau để hướng sự chú ý của khán giả. Thông thường một bộ phim sẽ bắt đầu với cảnh toàn để thiết lập không gian sau đó sẽ chuyển sang cảnh cận hơn nhưng thi thoảng nó có thể bắt đầu với một cảnh cận rồi sau đó hé lộ nhiều hơn ở cảnh quay sau đó.
    • Tốc độ của cảnh quay có thể được dùng để tạo nên một cảm xúc hay tăng kịch tính. Tốc độ trong phim và sự nhịp nhàng của các cảnh cắt có thể tạo nên nhịp độ và cảm xúc cho cảnh quay.
    • Độ dài của cảnh quay được quyết định bằng lượng thông tin mà cảnh quay cần truyền đạt, và một khi cảnh quay đã thực hiện xong nhiệm vụ của mình, bạn không nên kéo dài nó thêm nữa. Một cảnh quay của chiếc cốc đặt trên bàn sẽ không gây được sự chú ý cho khán giả lâu bằng một toàn cảnh lễ hội với hàng trăm người trong đó.
    Phá quy luật và phát triển quy luật.

    Dĩ nhiên mỗi “quy luật” nêu trên có thể được phá vỡ và trong nhiều trường hợp, việc dựng phim vẫn được thực hiện hiệu quả khi họ không tuân theo các quy luật ấy. Stanley Kubrick đã xâm phạm quy luật “Crossing the Line” để tạo nên sự khó chịu trong The Shining, và Christopher Nolan tạo ra Memento để kể câu chuyện hoàn toàn không theo trình tự nào.

    Ngày nay, hầu như bất kỳ ai cũng có thể dựng phim và nhiều đoạn phim được đưa lên Youtube hay Vimeo đã được dựng bởi những người không được đào tạo dựng phim bài bản, và vì thế chưa từng biết đến những quy luật này. Nhưng họ vẫn có thể đạt được những con số lượt xem đáng kinh ngạc (trong một vài trường hợp!).

    Thường thì trẻ con học nói bằng cách bắt chước từ cha mẹ chúng, ngày nay những nhà làm phim trẻ trưởng thành bằng cách xem phim, TV, các video pop và YouTube. Họ dần học được cách dựng phim và ngày nay đã có đủ phương tiện để họ có thể dựng và quay những đoạn phim của riêng mình. Họ phá những quy luật nhưng đồng thời ngôn ngữ đời thường ấy đã tạo nên những ngôn từ mới, tiếng lóng mới, và cũng từ đó tạo nên những phong cách dựng phim mới khi những phong cách dựng phim cũ không còn phù hợp nữa. Cách dựng cảnh quay một video trượt ván bằng GoPro sẽ hoàn toàn khác cảnh quay một bộ phim ngắn bằng một chiếc Canon 5D.

    Tôi thật sự nghĩ rằng điều mà chúng ta học được từ những quy luật dựng phim chính là bạn cần phải bắt đầu nghĩ về cách dựng phim trước khi quay phim. Hình dung sơ lược về các cảnh quay và quyết định hướng đi của bạn để đặt máy quay phù hợp với chủ thể của cảnh quay sẽ khiến bố cục cảnh quay của bạn ấn tượng hơn, từ đó bạn sẽ đưa ra được phương thức dựng phim phù hợp.

    Nếu bạn lên kế hoạch các cảnh quay của bạn một cách chính xác từ trước, bạn sẽ phải quay ít và sẽ kết hợp với việc dựng dễ dàng rất nhiều. Chẳng hạn bạn tính toán để có vài cảnh trám trong lúc quay sẽ đơn giản hơn so với việc cố gắng ghép những cảnh nhảy (jump cut) với nhau trên bàn dựng.

    Có thể lấy những đoạn “jump cut” (dựng nhảy) trong những cuộc phỏng vấn làm ví dụ. Sẽ rất dễ dàng để cắt vài đoạn của một cuộc phỏng vấn để cuối cùng thu được đoạn nói chuyện mà bạn muốn nhưng với phần hình ảnh thì bạn chỉ có thể thực hiện được những nhát cắt đó khi bạn có những cảnh trám và B-roll (những đoạn quay thêm). Tuy việc biên tập và để jump cuts đã trở nên khá phổ biến với các bài phỏng vấn vì ít nhất thì nó cũng cho thấy sự trung thực trong cách xử lí tư liệu nhưng nó cũng phần nào gây ra sự khó chịu và mất tập trung cho người xem.

    Tháng 6 vừa qua Adobe đã công bố một tính năng mới trên phiên bản Premiere Pro CC 2015: “Morph Cut”. Tính năng này sẽ phân tích các cảnh quay cả về jump cut lẫn các đặc điểm của chủ thể, cho phép nó lập tức tạo ra những khung hình để nối hai cảnh quay lại với nhau một cách liền mạch, nhờ đó khán giả không thấy được các lần cắt ghép. Cũng không thể chắc chắn đây là một điều tốt hay không, bởi những gì chúng ta thấy được quay trên camera có thể sẽ thay đổi hoàn toàn dưới bàn tay của người dựng phim.

    Như Martin Walsh, nhà dựng phim của Chicago và V for Vendetta đã từng nói: “Đừng chấp nhận rằng quy luật có tồn tại. Ý nghĩa của việc dựng phim là thách thức tất cả các quy tắc.

    Bạn nghĩ thế nào? Những quy luật dựng phim có còn hữu ích không? Bạn có cần nắm bắt các quy luật ấy để biết lúc nào nên phá vỡ chúng? Hãy cho chúng tôi biết ý kiến của bạn trong comment bên dưới.
    24hinh.vn​
     
    Chỉnh sửa cuối: 10/7/15