Tin tức Flycam nhiều người nhầm lẫn giữa "cấm" với "quản lý"

Thảo luận trong 'Tin tức - Đánh giá - Sự kiện' bắt đầu bởi Thủy Cánh Bằng, 14/5/16.

Lượt xem: 4,100

  1. Thủy Cánh Bằng

    Thủy Cánh Bằng Registered

    [​IMG]

    Trong vài năm gần đây flycam quay phim ngày càng phát triển ở khắp các tỉnh thành trong cả nước, bởi mọi người thích thú là do thiết bị này có thể ứng dụng vào việc quay phim, chụp hình trên không rất độc đáo. Sự phát triển của loại hình máy bay không người lái này gây sức ép không nhỏ tới vấn đề an ninh hàng không của Việt Nam, những thiết bị bay này có thể bay tới 3 – 4 ngàn mét chứa đựng nguy cơ tiềm tàng va chạm với máy bay quân sự và máy bay chở khách. Căn cứ vào Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ và Nghị định số 79/2011/NĐ-CP ngày 5/9/2011 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 36/2008/NĐ-CP. Bộ Quốc phòng vừa có công văn yêu cầu tăng cường quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hàng không và trật tự xã hội.
    [​IMG]
    Từ Nghị định chúng ta phải phân biệt ý nghĩa của hai từ “Quản lý” và từ “Cấm” là là hai từ hoàn toàn khác nhau. Nhiều bạn làm Dịch vụ Flycam cũng như nhiều người chơi Máy bay mô hình hiểu lầm nhà nước đang cấm loại hình này. Trong Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, Chỉ rõ “quản lý” điều đó cho chúng ta thấy nhà nước chỉ quản lý chứ nhà nước không cấm.

    Các quy định cụ thể về việc sử dụng Flycam

    Theo Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 của Chính phủ về quản lý tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ. Trong Chương II, III, điều 5,6,7,8,9 của nghị định có ghi rõ:

    Điều 5. Quản lý điều hành, giám sát hoạt động bay

    Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý điều hành, giám sát bay đối với tàu bay không người lái, khí cầu bay không người điều khiển, mô hình bay, khí cầu có người điều khiển nhưng không cất cánh, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng. Nội dung quản lý bay gồm:

    1. Thiết lập, cấp phép, trả lời, thông báo khu vực được tổ chức hoạt động bay.

    2. Chỉ định cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, giám sát các hoạt động bay.

    Việc quy định cơ quan quản lý, điều hành và giám sát trực tiếp chuyến bay được xác định trong từng phép bay.

    Điều 6. Thiết lập sân bay, khu vực hoạt động bay

    BộQuốc phòng thiết lập sân bay, khu vực hoạt động bay, khu vực bay thử nghiệm cho tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ, bảo đảm đủ điều kiện bay, không ảnh hưởng đến an ninh, quốc phòng và an toàn hàng không.

    Điều 7. Tổ chức Câu lạc bộ Hàng không

    1. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân chủng Phòng không - Không quân phối hợp với Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức các Câu lạc bộ Hàng không nhằm thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động bay siêu nhẹ phục vụ nhu cầu kinh tế, văn hoá, xã hội, thể thao và giáo dục quốc phòng.

    2. Quy chế về tổ chức, quản lý hoạt động bay của các Câu lạc bộ Hàng không do Bộ Quốc phòng quy định, phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật về an ninh, quốc phòng và quản lý điều hành bay trong vùng trời Việt Nam.

    Chương III

    CẤP PHÉP BAY, ĐIỀU HÀNH BAY

    Điều 8. Thẩm quyền cấp phép, từ chối, đình chỉ hoạt động bay

    1. Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham cấp phép, từ chối cấp phép cho các chuyến bay của tàu bay không người lái, các loại khí cầu bay không người điều khiển, các loại mô hình bay, các loại khí cầu có người điều khiển nhưng không cất, hạ cánh từ các sân bay được mở cho hoạt động dân dụng.

    - Địa chỉ hộp thư liên lạc: số 1 Nguyễn Tri Phương, Quận Ba Đình, thành phố Hà Nội;

    - Số điện thoại liên hệ: 069 533200; 069 533105;

    - Số fax: 04 7337994.

    (Số địa chỉ ghi trong Nghị định chỉ là tham khảo thôi nhé còn trên thực tế thì địa chỉ nó là số 7 Nguyễn Tri Phương

    2. Trung tâm Quản lý điều hành bay Quốc gia, các Trung tâm Quản lý điều hành bay khu vực thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân và Cơ quan Phòng không thuộc các quân khu và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được phép yêu cầu đình chỉ hoạt động bay trong trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này.

    Điều 9. Hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp phép bay

    1. Tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay phải nộp hồ sơ đề nghị cấp phép bay. Hồ sơ đề nghị cấp phép bay bao gồm các tài liệu sau:

    a) Đơn đề nghị cấp phép bay (theo mẫu số 1/ĐNCPB kèm theo Nghị định này);

    b) Tài liệu kỹ thuật về phương tiện bay, bao gồm ảnh chụp kiểu loại tàu bay hoặc phương tiện bay và bản thuyết minh tính năng kỹ thuật hàng không của loại tàu bay hoặc phương tiện bay đó (theo mẫu số 2/TLKTPTB);

    c) Giấy phép hoặc giấy uỷ quyền hợp pháp cho phép tàu bay, phương tiện bay thực hiện cất cánh, hạ cánh tại sân bay, khu vực trên mặt đất, mặt nước;

    d) Các giấy tờ, tài liệu khác liên quan đến tàu bay, phương tiện bay.

    2. Chậm nhất 14 ngày, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị cấp phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.

    3. Chậm nhất 10 ngày, trước ngày dự kiến tổ chức thực hiện các chuyến bay, các tổ chức cá nhân nộp đơn đề nghị sửa đổi lại phép bay đến Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu.

    4. Bộ Quốc phòng quy định việc tổ chức tiếp nhận và giải quyết đơn đề nghị cấp phép bay, sửa đổi phép bay của các tổ chức, cá nhân, bảo đảm thuận tiện, nhanh chóng.

    Như vậy, việc cấp phép là do Cục Tác chiến - Bộ Tổng tham mưu cấp phép cho hoạt động bay. Còn quản lý và thống nhất bay là Bộ Quốc phòng thống nhất quản lý điều hành, ngoài ra còn có các cơn quan chính quyền địa phương tham gia quản lý loại hình này.

    Xem quy định đầy đủ trong Nghị định số 36/2008/NĐ-CP ngày 28/3/2008 Tại đây

    By writer: Thủy Cánh Bằng
     
    Last edited by a moderator: 17/5/16
  2. Vũ Mạnh Tuấn

    Vũ Mạnh Tuấn Registered

    bộ muốn bay cũng lằng nhằng phết ha
     
  3. Có giấy tờ bay đỡ hơn