Lý do người thắng Giải Oscar không được bán phần thưởng của mình

Thảo luận trong 'Tin tức - Sự kiện' bắt đầu bởi Son Kevin, 29/7/15.

Lượt xem: 1,381

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s


    [​IMG]
    Đêm trao Giải Oscar là một đêm danh giá mà Hollywood vô cùng coi trọng. Bạn muốn hỏi họ coi trong đến mức nào ư? Vì còn được xem là những người đảm bảo chất lượng trong điện ảnh nên họ đặt ra những điều luật và quy tắc vô cùng nghiêm ngặt trong suốt quá trình xem xét. Tất cả mọi thứ từ các việc đề cử đến thẩm quyền của bạn đối với giải thưởng Oscar bạn được trao đều được quản lý dưới điều luật của họ. Một gợi nhớ nữa về quyền lực của Viện Hàn lâm: họ còn được tòa án đảm bảo về những bức tượng của giải.

    Báo The Guardian đã đưa tin về vụ tranh chấp pháp lý giữa Viện Hàn lâm và gia đình của người thắng giải trước đây – Joseph Wright. Wright thắng giải Oscar cho chỉ đạo nghệ thuật màu xuất sắc nhất trong tác phẩm “My Gal Sal” vào năm 1942, và cháu của ông bán đấu giá lại bức tượng với món tiền 79,200 đôla cho Nate D. Sanders. Vụ mua bán này vấp phải phản đối của Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh (AMPAS), và quyết định trong tuần này khẳng định rằng vụ mua bán đã vi phạm điều luật của Viện Hàn lâm về việc bán những bức tượng Oscar.

    Như điều luật từ năm 1951 đã quy định, tất cả các bức tượng của Giải thưởng Viện Hàn lâm phải được đưa về lại Viện Hàn lâm với mức giá khởi điểm 10 đôla trước khi được đem ra thị trường. Vì Wright thắng giải Oscar vào năm 1942, ông là thành viên của Viện Hàn lâm từ năm 1933 đến 1983, vì thế vẫn phải tuân thủ tất cả các luật lệ của Viện Hàn lâm trong suốt khoảng thời gian còn là thành viên của Viện. Cú đánh quyết định trong việc thưa kiện của Viện Hàn lâm là điều luật “chia sẻ sử dụng công bằng” (equitable servitude), trong đó bao gồm góc độ cháu của Wright là người bán, như luật tiền lệ quy định: “Bên nguyên phải có ý định chấp nhận người kế nhiệm”, một khi họ đã đạt được sự đồng thuận.

    Có thể dễ dàng nhận thấy sự bất đồng từ hai phía liên quan đến vấn đề bán những bức tượng Oscar. Một mặt, Viện Hàn lâm muốn giữ bản quyền về thiết kế và giá trị của bức tượng. Khi xem xét thị trường tượng Oscar giả thì một bức tượng Oscar giống thật sẽ khiến mọi người – từ người chế tạo đạo cụ đến cả bọn trộm – đều phải phấn khích trước cơ hội có được một thứ đồ giả giống thật đến nỗi bạn phải nhầm lẫn. Điều này sẽ làm Viện Hàn lâm cũng như bất kỳ người thắng giải trong quá khứ hay tương lai nào cũng phải đau đầu. Xét cho cùng, nếu ai đó có thể trộm chiếc váy vào bữa tiệc năm ngoái thì cũng có thể dễ dàng đánh cắp một bức tượng Oscar thật và tráo đổi nó bằng một bức tượng giả giống y như thật nếu họ muốn.

    Tuy nhiên, nếu bỏ qua mặt điều luật thì những bức tượng Oscar vốn dĩ được xem là tài sản của người chiến thắng. Họ được trao giải vì những nỗ lực của mình, và một khi giải thưởng đã được trao cho người chiến thắng thì nó xứng đáng thuộc về họ mãi mãi. Nếu không thì ít nhất Viện Hàn lâm cũng nên đưa ra một mức giá cạnh tranh hơn 10 đôla để mua lại chiếc cúp ấy. Theo ước tính, vào năm 2013, dựa trên tỉ giá vàng lúc bấy giờ, một bức tượng vàng 24 ca-ra có giá 900 đôla, nhiều người cho rằng họ có thể đưa ra một mức giá khởi điểm cao hơn để mua lại những bức tượng của mình nếu từ đầu họ đã có thể chi ra một khoản tiền lớn như thế. Vì thế cho nên, một lưu ý cho những người thắng Giải thưởng Viện Hàn lâm trong tương lai là: khi bạn lên sân khấu để nhận giải vào ngày 26/2/2016, hãy nhớ rằng bạn vẫn phải chọn các dự án của mình thật kỹ đấy.
    24hinh dịch theo cinemablend