Chia sẻ Những bộ phim vĩ đại nhất của Francis Ford Coppola

Thảo luận trong 'Phân tích-Cảm nhận-Chia sẻ' bắt đầu bởi Minh Tu Le, 2/5/19.

Lượt xem: 3,633

  1. Minh Tu Le

    Minh Tu Le Moderator

    Ông hoàng điện ảnh"' của thập niên 70 Francis Ford Coppola có lẽ đã không còn mấy lạ lẫm đối với những tín đồ yêu thích điện ảnh Mỹ, đặc biệt là trong thời kỳ làn sóng mới của Hoa Kỳ giữa thế kỷ XX. Bốn bộ phim mà ông đạo diễn từ năm 1972 đến 1979 (The Godfather Part I và II, The Conversation, Apocalypse Now) đều thuộc hàng những tác phẩm vĩ đại nhất về mặt nghệ thuật cũng như về doanh thu. Hôm nay, 24 hình/s xin gửi đến lời giới thiệu nhỏ về bốn bộ phim nhé.

    The Godfather (1972)
    [​IMG]
    Luôn thuộc top những phim vĩ đại nhất mọi thời đại, The Godfather là tác phẩm nghệ thuật tuyệt hảo chuyển thể từ tác phẩm cùng tên của tác giả Mario Puzo với thời lượng ba tiếng lột tả trọn vẹn chân thật cuộc sống bẩn thỉu tối tăm của giới Mafia với tầm ảnh hưởng lớn lao lên văn hoá đại chúng và điện ảnh trong thời kỳ mới của ngành công nghiệp Hollywood. The Godfather là bộ phim làm nên tên tuổi của Francis Ford Coppola đối với công chúng và giới phê bình, là động lực và nền móng để Coppola tạo dựng những tác phẩm khác trong thập niên 1970 và đã dành cho đoàn làm phim đến mười giải đề cử Oscar, trong đó The Godfather đã thắng giải Phim chính kịch xuất sắc nhất.

    Xem thêm review của 24 hình về The Godfather tại đây: https://24hinh.vn/threads/the-godfather-bo-gia-cua-nen-dien-anh-hollywood.5142/

    The Godfather Part II (1974)

    The Godfather Part II vừa là sự tiếp nối câu truyện vừa đóng vai trò là tiền truyện cho The Godfather với sự xuất hiện của thời bấy giờ là khuôn mặt mới nổi Robert De Niro trong vai Bố già thời trẻ.

    [​IMG]

    The Godfather Part II đã kế thừa những gì tạo nên sự thành công về mặt nghệ thuật và thương mại của người tiền nhiệm và chuyển thể xuất sắc tác phẩm gốc, tạo nên sự nghiệp cho huyền thoại Robert De Niro mà sau này xuất hiện trong những tác phẩm lừng danh của đạo diễn Martin Scorsese.

    The Godfather cùng với The Conversation là hai tác phẩm điện ảnh hiếm hoi được đạo diễn bởi cùng một người và đều được đề cử giải Oscar năm 1975.

    The Conversation (1974)

    Ít nổi bật hơn so với các tác phẩm khác của Coppola song không kém cạnh về mặt nghệ thuật, The Conversation ra mắt cùng năm với Godfather phần II với sự tham gia của vai chính Gene Hackman và những diễn viên phụ Harrison Ford hay John Cazale không quá cầu kỳ về mặt kỹ xảo. The Conversation tập trung khai thác tâm lý với ảnh hưởng nặng nề từ Blow-out năm 1966 kết hợp những yếu tố nghệ thuật lẫn sự giải trí tạo tâm lý khó phai trong lòng người xem. Chủ đề chính ở trong bộ phim chính kịch giật gân The Conversation là nỗi ám ảnh đến mức hoang tưởng của nhà an ninh Harry Caul với chính sự riêng tư của bản thân, luôn cẩn trọng trong từng lời nói và hành động dù là nhỏ nhặt nhất, khiến ông nghi ngờ cả bạn bè của mình. The Conversation đã đặt ra nhiều câu hỏi về tâm lý học con người và mối tương quan với công nghệ trong thời đại khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển.

    [​IMG]

    Cùng với The Godfather Part II, The Conversation đã được đề cử Oscar cho phim chính kịch xuất sắc nhất và đã giành giải thưởng danh giá Cành cọ vàng tại liên hoan Cannes năm 1974.​

    Apocalypse Now (1979)

    Apocalypse Now là một trong những bộ phim đầu tiên về cuộc chiến tranh Việt Nam ra đời sau năm 1975 (tuy nhiên bộ phim khởi quay từ tận năm 1974). Đoàn làm phim do Francis Ford Coppola chỉ đạo đã phải lặn lội đến tận Philippines để quay với tổng thời lượng tất cả các cảnh là 200 giờ. Dựa trên tiểu thuyết trứ danh Heart of Darkness, Apocalypse Now chứa đựng đầy sự hỗn loạn của chiến tranh về những người lính Mỹ đánh mất bản thân vì cuộc chiến vô nghĩa và khốc liệt. Với quá trình làm phim khốc liệt hỗn loạn không kém, tiêu tốn gần bốn năm để quay trong điều kiện khắc nghiệt với những trục trặc rủi ro đã đi vào giai thoại lịch sử được kể qua bộ phim tư liệu Heart of Darkness. Nhiều người trong đoàn làm phim bao gồm Coppola và diễn viên nam chính Martin Sheen đã bị nhiều vấn đề liên quan đến tâm lý do áp lực khiến cho bộ phim bị lững đoạn nhiều phần và đến tận năm 1979 mới có thể ra mắt công chúng.

    [​IMG]

    Apocalypse Now đã khiến cho công ty mới thành lập của Coppola là American Zoetrope đã lao đao lận đận, và Coppola phải sản xuất những phim mang tính thị trường hơn để trả nợ (The Outsiders, Peggy Sue Got Married,...) Con trai của Francis Ford Coppola mất vào năm 1986 và ông tuyên bố phá sản vào năm 1990. Kể từ Apocalypse Now, sự nghiệp của Francis Ford Coppola đã bước sang một trang mới, và có lẽ không có bất cứ bộ phim nào mà Coppola sản xuất từ những năm 1980 trở về sau có thể so bì được với bộ tứ The Godfather (Part I và II), The Conversation và Apocalypse Now được nữa.

    Minh Tu Le - 24hinh.vn​