Quay phim Sổ tay cho nhà quay phim: Hướng dẫn để trở thành đạo diễn hình ảnh

Thảo luận trong 'Nghệ thuật Quay phim' bắt đầu bởi Son Kevin, 25/11/15.

Lượt xem: 28,444

  1. Son Kevin

    Son Kevin 23,97 hình/s

    [​IMG]
    Hướng dẫn này cho nhà quay phim giống như một cuốn sổ tay bỏ túi sẽ dạy cho bạn tất cả những điều cơ bản về điện ảnh trong khi kết nối bạn tới tấn tài nguyên tuyệt vời khác để hiểu sâu thêm.

    Quay phim là một ngành bao gồm tất cả các việc làm phim. Nó có thể là vô cùng phức tạp và khó hiểu cho người mới bắt đầu, đó là lý do tại sao chúng tôi đã tạo ra hướng dẫn này để giúp bạn giải quyết tất cả mọi thứ liên quan đến quay một hình ảnh chuyển động.

    Quay phim được định nghĩa là nghệ thuật hay khoa học về thu hình ảnh chuyển động. Nó là một từ điện ảnh cổ của tiếng Hy Lạp, có nghĩa là chuyển động. Giống như một ngôn ngữ, quay phim phải được học trước khi bạn thực sự có thể giao tiếp.

    Một đạo diễn hình ảnh giỏi sẽ xác định được ánh sáng và không gian để tạo ra hình ảnh cuối cùng. Điều này không chỉ bao gồm tất cả mọi thứ này chuyển đọng trên màn hình, mà còn các chuyển động của camera được sử dụng để giao tiếp với khán giả.

    Đạo diễn hình ảnh

    [​IMG]
    Đạo diễn hình ảnh, còn được gọi là DoP hoặc DP, là đạo diễn quay phim. Họ có trách nhiệm làm việc với đạo diễn của bộ phim để mang một câu chuyện đến cuộc sống. Họ là những người có quyền lực thứ hai trên trường quay. Nếu đạo diễn là chủ tịch, thì DP là phó chủ tịch. Nhiều DP giỏi nhất thế giới trực thuộc về American Society of Cinematographers (ASC).

    Đạo diễn hình ảnh quản lý một số bộ phận sản xuất. Họ chủ yếu quản lý thành viên nhóm quay phim. Thành viên nhóm quay phim được tạo thành bởi nhiều vị trí, tất cả đều có trách nhiệm thiết lập và sử dụng camera. DP cũng là phụ trách tổ grip và tổ điện. Những tổ này, còn gọi là G & E, có trách nhiệm cung cấp điện, ánh sáng, và hỗ trợ thiết bị cần thiết cho camera.

    [​IMG]
    Không giống như các vị trí khác trên trường quay, bạn có thể thực sự phân tích tất cả mọi thứ một DP làm. Bạn có thể không biết lý do tại sao một đạo diễn có những quyết định nhất định, nhưng bằng cách nghiên cứu phim và kiểm tra từng khung hình, bạn có thể phân tích các công việc của DP. Bạn không chỉ thấy các chuyển động camera thực và cách xuất hiện nhân vật trên trường quay, bạn có thể phân tích loại ánh sáng được sử dụng và vị trí của nó. Bạn có thể đoán rất chính xác loại ống kính nào được sử dụng ở đâu, cũng như hỗ trợ thiết bị như một Steadicam hoặc dolly.

    Có rất nhiều nhà quay phim giỏi để học hỏi. Một trong những nguồn tài liệu yêu thích của tôi là danh sách nhà quay phim từ Evan Richards. Nghiên cứu một bộ phim đòi hỏi bạn phải tạm dừng một bộ phim và xem xét nó. Richards đã dành thời gian để thu thập những hình ảnh tĩnh đáng kinh ngạc từ một số các nhà quay phim tài năng nhất. Sau đó, ông tổng hợp những phân tích hoàn chỉnh cho những bộ phim hay nhất được thực hiện.

    Ngoài ra còn có các nguồn tài liệu từ các nhà quay phim như Roger Deakins, người có một diễn đàn làm phim trên trang web của ông (http://www.rogerdeakins.com/forum2/), và Shane Hurlbut, người đã có những hướng dẫn kỹ càng trong Inner Circle.(https://www.hurlbutvisuals.com/blog/)

    Camera và ống kính

    [​IMG]
    Đạo diễn hình ảnh sẽ chịu trách nhiệm cho việc lựa chọn camera sử dụng trong quá trình sản xuất. Hãy nhớ rằng sự lựa chọn camera sẽ ảnh hưởng đến mọi quyết định khác về camera - phim hay kỹ thuật số, các loại ống kính, thiết lập camera và thiết bị hỗ trợ sẵn có.

    Có rất nhiều lựa chọn camera hiện có nên rất dễ bị mất mất phương hướng. Sự lựa chọn camera cho mỗi sản phẩm điện ảnh bị giới hạn bởi ngân sách. Thậm chí nếu bạn có ngân sách lớn, điều đó không có nghĩa là camera đắt tiền nhất là lựa chọn tốt nhất. Bạn sẽ phải tính đến hàng loạt các yếu tố khác trong ngân sách. Bạn sẽ cần phim nhựa hay thẻ nhớ? Bạn sẽ cần bao nhiêu ống kính? Thậm chí còn có nhiều người đồng ý rằng dùng tiền cho ống kính thay vì camera sẽ giúp bạn trong thời gian dài. Tôi đồng ý với điều đó.

    Lựa chọn camera có thể vì các tính năng kỹ thuật, nhưng không được quyết định về một mình thông số kỹ thuật. Việc kể chuyện nên là yếu tố quyết định. Hãy xem The Martian, một bộ phim với kinh phí hơn $ 100 triệu trong đó thường xuyên sử dụng GoPros - camera có giá khoảng $ 500. Các camera GoPro đã không được chọn vì tính năng mà vì họ hoàn toàn phù hợp với câu chuyện.

    Nếu bạn muốn có một cảnh quay đặc biệt cho cảm giác lớn hơn thực thì một lần nữa bạn sẽ cần phải chọn camera phù hợp. Đối với The Dark Knight, đạo diễn Christopher Nolan và Đạo diễn hình ảnh Wally Pfister quyết định quay nhiều cảnh hành động lớn trên IMAX. Một lần nữa, điều này chủ yếu là một quyết định theo câu chuyện, nhưng về mặt kỹ thuật nó cho phép họ quay một khung lớn hơn nhiều.
    Phim vs Kỹ thuật số

    [​IMG]
    Chọn camera không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Có rất nhiều lựa chọn. Bạn sẽ quay bằng kỹ thuật số hay bằng phim? Dù camera bằng phim là lựa chọn chủ đạo trong nhiều thập kỷ, các tiến bộ kỹ thuật về cảm biến camera kỹ thuật số là không gì tuyệt hơn. Với hầu hết khán giả, họ sẽ không bao giờ có thể biết là một bộ phim được quay bằng phim hay kỹ thuật số. ARRI, công ty đằng sau gần như mọi bộ phim gần đây được đề cử cho Phim hay nhất, sản xuất cả camera quay bằng phim và kỹ thuật số.

    Chủ yếu là kết cấu làm nên câu chuyện. Đối với mỗi dự án hay cảnh khác nhau, tôi cố gắng tìm loại màu sắc, loại kết cấu, cái gì sẽ hiệu quả. Và chắc chắn các định dạng mà bạn quay ảnh hưởng những thứ đó. Kỹ thuật số có một hình ảnh nhất định. Có thể nói nó trong hơn. Nó không có sự chuyển động của các hạt phim. Nó không có cảm giác mà phim mang lại cho bạn. Và có những điều nhất định mà camera kỹ thuật số có thể làm - ví dụ với một màn trập. Trên một camera phim bạn không thể dùng một màn trập rộng hơn 180 độ. Vì vậy, tôi sử dụng thứ đó trong The Wolf of Wall Street cho những cảnh nhất định. Tôi đã sử dụng màn trập gần 360 độ để tạo những hình ảnh đẹp. Tôi thích cả hai. Tôi thích chiều sâu của phim. Tôi thích các hạt phim. Đó là một cái gì đó mà tôi bị thu hút, nhưng tôi cũng đánh giá cao những lợi ích của kỹ thuật số về những thứ nhất định. - Nhà quay phim Rodrigo Prieto trên IndieWire​

    Nhiều nhà làm phim sẽ thường bị cuốn vào cuộc tranh luận về phim và kỹ thuật số, nhưng cũng giống như chúng tôi đã đề cập trước đó - kể chuyện là yếu tố quan trọng. Có rất nhiều nhà quay phim sử dụng nhiều loại camera để sản xuất. Bạn chỉ cần chú ý đến các yếu tố chuẩn. Một trong những yếu tố lớn nhất là codec được sử dụng với camera kỹ thuật số. Định dạng tập tin sẽ xác định bạn có thể kiểm soát như thế nào việc thay đổi và chỉnh màu footage trong phần hậu kỳ.

    Ngoài ra, nếu bạn đang quay kỹ thuật số, hãy chắc chắn rằng bạn có một kỹ thuật viên hình ảnh kỹ thuật số hay DIT. Giống như người nạp phim, DIT quản lý các footage đã được ghi lại. Không giống như người nạp phim, DIT cũng chịu trách nhiệm cho việc sao lưu nội dung, phân bổ footage đến các nhà dựng phim, và tạo ra dailies (file thô quay mỗi ngày).

    Thiết lập camera

    [​IMG]
    Có rất nhiều thiết lập camera mà một nhà quay phim cần phải quan tâm trước khi quay. Biết dynamic range của camera, đó là khả năng thu ánh sáng và bóng tối cùng một lúc. Những camera được sử dụng cho sản xuất chuyển động lớn có dynamic range có ít nhất 12 stops. Cũng lưu ý tốc độ khung hình (frame rate) bạn sẽ quay.

    Tốc độ khung hình là tần số mà phim được ghi lại và hiển thị. Nó được đo bằng số khung hình mỗi giây. Tiêu chuẩn của ngành công nghiệp là 24 khung hình mỗi giây, hoặc 24 FPS. Điều này có nghĩa là 24 hình ảnh đơn tổng hợp lại một giây của phim. (và chắc bạn sẽ hiểu về diễn đàn của chúng ta tại sao là 24 hình/s :D) Thuật ngữ này xuất phát từ sản xuất phim, nhưng cũng được sử dụng cho camera kỹ thuật số. Phải có kỹ thuật nhiều hơn, tốc độ khung hình cụ thể hơn khi một bộ phim được chuẩn bị phát sóng trên truyền hình.

    Tại châu Mỹ và một phần của châu Á, tiêu chuẩn là NTSC. The National Television System Committee giảm một phần nhỏ tỉ lệ phim để đạt được một tiêu chuẩn phát sóng tốt hơn. Để xác định tỷ lệ NTSC, bạn sẽ phải nhân FPS với 1000 và sau đó chia cho 1001. Nếu một phim được quay ở 24 FPS, tỷ lệ phát sóng thực tế sẽ là 23.976 FPS trong những nước NTSC. Đối với phim quay ở 30 FPS, tiêu chuẩn NTSC là 29.970 FPS.

    Trong hầu hết các nước châu Âu và châu Phi, tiêu chuẩn là PAL. Phase Alternating Line đã được tạo để đáp ứng với NTSC, vì các tiêu chuẩn NTSC không phát sóng tốt trong nhiều quốc gia với địa hình hoặc thời tiết khắc nghiệt. PAL có độ phân giải cao hơn 20% so với NTSC, và FPS đang thực sự tăng lên. Một phim 24 FPS sẽ được tăng lên để phát sóng với 25 FPS. (Truyền hình Việt Nam phát sóng hệ PAL 25 FPS)

    Thiết lập cuối cùng chúng ta sẽ nói đến là ISO, International Standards Organization. Điều chỉnh độ ISO thay đổi độ nhạy của cảm biến camera với ánh sáng. ISO ban đầu được đặt trên phim nhựa, vì các loại phim khác nhau được tạo. Trong quá trình chuyển đổi sang kỹ thuật số, ISO là một thiết lập camera được sử dụng để thay đổi lượng ánh sáng cảm biến thu được. Một ISO thấp hơn sẽ có được hình ảnh tốt nhất, vì một ISO cao sẽ cho độ nhiễu và hạt.

    Ống kính

    [​IMG]
    Ống kính camera được sử dụng cùng với các thân máy để thu ánh sáng, cần thiết để tạo ra hình ảnh. Ống kính một tiêu cự là loại thường xuyên được sử dụng nhất trong sản xuất phim. Ống kính một tiêu cự có chiều dài tiêu cự cố định, không giống như ống kính zoom, trong đó có độ dài tiêu cự đa dạng.

    [​IMG]
    Chiều dài tiêu cự (focal length) là khoảng cách giữa ống kính và cảm biến camera. Nó thường được đo bằng mm. Ống kính một tiêu cự sẽ ghi vào chiều dài một tiêu cự, bởi vì chúng có một khoảng cách cố định. Các ống kính một tiêu cự phổ biến nhất được sử dụng trên trường quay là 21mm cho viễn cảnh, 28mm đến 30mm cho toàn cảnh, 50mm cho cảnh lưng chừng, và 85mm đến 105mm cho cảnh chân dung.

    Ống kính zoom sẽ có cả các độ dài tiêu cự thấp nhất và dài nhất. Zoom có thể thu được bất kỳ độ dài tiêu cự nào ở giữa, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn sẽ có được hình ảnh đẹp nhất. Một ống kính một tiêu cự 50mm sẽ luôn luôn cho một hình ảnh đẹp hơn so với một ống kính zoom thiết lập 50mm.

    [​IMG]
    Số thứ hai bạn sẽ thấy trên một ống kính là f-stop. f-stop sẽ cho bạn biết bao nhiêu ánh sáng sẽ đi từ ống kính vào cảm biến. Một f-stop thấp sẽ cho nhiều ánh sáng vào hơn một f-stop cao hơn.

    Cuối cùng, bạn sẽ cần phải lưu ý các loại ngàm (mount) ống kính sử dụng. Gần như mọi nhà sản xuất sử dụng ngàm ống kính riêng, nhưng chúng có thể được hoán đổi với một bộ tăng tốc độ hoặc adapter. Ngàm EF của Canon là một trong những ngàm linh hoạt và sử dụng nhiều nhất cho sản phẩm phim độc lập. Trong các hãng phim lớn, bạn sẽ thường thấy ngàm PL từ ARRI. Có rất nhiều ngàm khác, nhưng cả hai loại được thấy thường xuyên nhất.

    Chuyển động camera

    [​IMG]
    Sau khi thiết lập camera và chọn một ống kính, là thời gian để bắt đầu lên kế hoạch cho một cảnh quay. Bằng cách xem storeyboard của bộ phim, một nhà quay phim sẽ nắm bắt tốt về ý tưởng của đạo diễn. Một trong những lợi ích của việc có một storyboard là nhìn thấy các chuyển động camera và ghi chú của đạo diễn.

    Một storyboard thường sẽ cho một nhà quay phim và thành viên nhóm quay phim biết khi nào họ cần phải zoom hoặc đi theo một nhân vật. Bằng cách cảnh nào là cần thiết, họ có thể chọn các thiết bị hỗ trợ đúng cần thiết để thực hiện chuyển động camera. Phần chính của thiết bị là chân máy (tripod). Nếu camera xác định được vị trí - có nghĩa là không có chuyển động nào - hoặc chỉ một cái lia (panning), tilt (lên xuống), hoặc zoom, tripod trở thành thiết bị theo tiêu chuẩn vàng mà bạn cần.

    [​IMG]
    Tripod thực sự rất tốt cho việc lia (pan), tilt, hoặc zoom. Đối với quay, hoặc toàn cảnh, chỉ cần chuyển đầu tripod (và camera) sang bên trái hay bên phải. Để đạt được tilt, di chuyển đầu tripod lên hoặc xuống. Đối với zoom, bạn sẽ phải khóa tripod tại chỗ và sau đó sử dụng ống kính camera để phóng to hoặc thu nhỏ. Nếu bạn đang sử dụng ống kính một tiêu cự, thì tripod sẽ cần phải được đặt trên một dolly để di chuyển vào trong hoặc ra ngoài. Đây không còn là một zoom mà là một zoom dolly.

    [​IMG]
    Một dolly thường có một định dạng phẳng có bánh xe di chuyển trên đường ray. Một người điều khiển máy quay sẽ ngồi trên dolly để thu chuyển động, thường được sử dụng để thu các cảnh theo chủ đề. Một dolly không phải luôn là một công cụ đắt tiền. Trong thực tế, nhiều nhà quay phim sáng tạo tự tạo riêng cho họ bằng các công cụ mà họ có sẵn.

    Thuật ngữ cho dolly để chỉ việc di chuyển trực tiếp hướng về hoặc đi ra khỏi một chủ thể. Không giống như zoom, chiều dài tiêu cự của ống kính không thay đổi. Đó chính là camera tự di chuyển đi ra hoặc đi vào. Nếu di chuyển cùng với một chủ thể từ trái sang phải, thuật ngữ chính xác là truck. Điều này không nên nhầm lẫn với lia (panning). Quay là nhìn sang trái hoặc phải từ một vị trí cố định. Trucking là chuyển động camera sang trái hoặc phải.

    Khi những chiếc xe ô tô đầu tiên được tạo ra, các hãng phim Hollywood là một trong những nơi đầu tiên áp dụng công nghệ này. Chiếc xe dolly đầu tiên là tiền thân của ô tô camera. Bây giờ những chiếc máy này được trang bị cần cẩu và cánh tay robot được sử dụng bởi các nhà quay phim để thu hành động tốc độ cao.

    [​IMG]
    Nói đến cần cẩu (cranes), cần cẩu là một thiết bị camera chủ yếu. Một camera được đặt trên cần cẩu hoặc jib để quay nhân vật vào khung hình từ trên cao và / hoặc ở xa. Có hàng trăm loại cần cẩu khác nhau. Một số loại có các nấc cho người quay phim điều khiển camera,khi những thứ khác được kiểm soát bằng kỹ thuật số. Cần cẩu thường được sử dụng cho các chuyển động trên bệ, nơi một camera di chuyển theo chiều dọc lên hoặc xuống. Bây giờ, cần cẩu đang thường được thay thế bằng drone trong các phim độc lập.

    Cuối cùng, chúng tôi có đề cập đến thiết bị ổn định cầm tay. Có một ngành công nghiệp hoàn toàn mới ra có kể từ khi Steadicam lần đầu tiên xuất hiện vào những năm 1970. Steadicam đầu tiên là một thiết bị ổn định được gắn cánh tay chịu tải được gắn vào tấm ngực của một nhà quay phim. Thiết bị ổn định giúp giữ cân bằng, trong khi cánh tay cố định sốc và chuyển động. Steadicam cách mạng hóa ngành công nghiệp điện ảnh, bởi vì nó cho phép các nhà quay phim đi theo chủ thể và thu footage không giống như trước.

    [​IMG]
    Steadicam hoàn toàn thay đổi tracking. Tracking là một chuyển động liên tục đi theo hành động từ cùng một khoảng cách. Trước đây, tracking bị giới hạn bởi các đường ray của một dolly. Với Steadicam, một nhà quay phim có thể đi theo một nhân vật đến bất cứ nơi nào. Một trong những ứng dụng sớm nhất và nổi tiếng nhất của cảnh theo chủ đề này là cảnh leo lên cầu thang mang tính biểu tượng trong Rocky.



    [​IMG]
    Trong vài năm qua, đã có một cuộc cách mạng công nghệ về thiết bị ổn định. Hiện nay, với gimbal, các nhà quay phim có thể làm việc với tải trọng nhỏ hơn và nhẹ hơn. Nó cũng tạo ra sự giảm giá đáng kể, điều đó cho các nhà quay phim ở mọi cấp độ có thể sở hữu một thiết bị ổn định cầm tay.

    Kích cỡ khuôn hình hoặc Cỡ cảnh (Framing)

    [​IMG]
    Cỡ cảnh một cảnh quay chính là bước đệm của một nhà quay phim. Sự hiểu biết về điện ảnh của khán giả điển hình là hình ảnh bộ phim trông như thế nào. Họ không quan tâm đến loại camera, ống kính, và ánh sáng nào. Họ xem điện ảnh chỉ là các khung hình, nhưng theo cách nghĩ của họ - kích cỡ hình là một nhân tố chính trong hình ảnh tổng thể của bộ phim.

    Cỡ cảnh có thể là một trong những chủ đề được bàn luận nhiều. Bạn có thể thấy nhiều bài viết trong mục Nghệ thuật quay phim. Chúng tôi không chỉ phân tích ngắn gọn cảnh quay tiêu chuẩn mà một nhà nhà quay phim sử dụng, mà chúng tôi quay lại để đi sâu vào chi tiết của từng cảnh quay.

    Cảnh toàn viễn (Extreme Wide Shot)

    [​IMG]
    Cảnh toàn viễn giới thiệu môi trường xung quanh của một nhân vật. Nó cho thấy được quy mô, khoảng cách và vị trí. Nó thường được tạo ra từ một khoảng cách xa. Cảnh này cũng thường được sử dụng như cảnh giới thiệu không gian (establishing shot). Nó thường được dùng cho phong cảnh hoặc mặt ngoài tòa nhà lớn.

    Toàn cảnh (Wide Shot)

    [​IMG]
    Toàn cảnh lên khung hình một nhân vật từ đầu đến chân. Nó cũng được gọi là một long shot hoặc full shot. Những cảnh được sử dụng để cho khán giả thấy được bối cảnh và không gian của một phân đoạn theo quy mô, khoảng cách và vị trí.

    Hãy xem thêm Extreme Wide Shot và Wide Shot bằng cách phân tích tác phẩm của chuyên gia quay phim Robert Richardson. ( Xem bài viết TẠI ĐÂY)

    Trung cảnh hoặc Trung rộng (Medium Long Shot)

    [​IMG]
    Trung rộng lên khung hình đối tượng từ đầu gối trở lên, và thường tập trung được vào các vị trí hơn là nhân vật. Cảnh này cũng được gọi là cảnh 3/4 ... rõ ràng là nó lên khung 3/4 phần của nhân vật. Trung viễn cảnh thường được sử dụng như là cảnh toàn cảnh, vì nó cho thấy một nhân vật liên quan với môi trường xung quanh.

    Trung cảnh (Medium Shot)

    [​IMG]
    Trung cảnh lên khung hình một nhân vật từ thắt lưng trở lên. Nó được coi là một cảnh cá nhân, vì nó lên khung hình một nhân vật để trông như khán giả đang cuộc trò chuyện với họ. Đây là lý do tại sao trung cảnh thường được sử dụng trong các cuộc phỏng vấn. Đó là một góc quay mà mọi người đều biết.

    Cận cảnh rộng (Medium Close-Up Shot)

    [​IMG]
    Cận cảnh rộng lên khung hình một nhân vật từ giữa ngực trở lên. Nó đôi khi được gọi là cảnh đầu và vai. Nhấn mạnh vào nét mặt của nhân vật, nhưng ngôn ngữ cơ thể của họ cần phải bổ trợ cho bố cục tổng thể.

    Cận cảnh (Close-Up Shot)

    [​IMG]
    Cận cảnh lên khung hình một nhân vật hay đối tượng. Thông thường, cận cảnh được sử dụng để miêu tả cảm xúc của nhân vật, trong khi chỉ lên khung hình khuôn mặt của họ. Chúng cũng có thể được sử dụng để diễn tả một hành động rất cụ thể.

    Cảnh đặc tả (Close-Up Shot)

    [​IMG]
    Một cảnh đặc tả là một cách rất gần mà khán giả chỉ có thể thấy một số đặc điểm của một nhân vật hoặc chủ thể. Toàn bộ màn hình có một đặc điểm duy nhất, như mắt hoặc miệng của một nhân vật.

    Những cảnh này là những khối nhà của mỗi bộ phim. Một nhà quay phim có thể xây dựng trên đầu những cảnh này bằng cách điều chỉnh các góc quay camera. Tạo cảm giác bị biến dạng hoặc không tự nhiên với một góc nghiêng (Dutch angle). Làm nổi bật một tình huống hay một nhân vật với góc quay thấp. Có rất nhiều kỹ thuật quay phim được tạo ra dựa trên những khung hình tiêu chuẩn này.

    Ánh sáng

    [​IMG]
    Ánh sáng có ảnh hưởng trực tiếp đến hình ảnh tổng thể của một bộ phim, đó là lý do tại sao các bộ phận ánh sáng phải báo cáo với Đạo diễn hình ảnh. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn về những điều cơ bản về ánh sáng trường quay.

    Ánh sáng được đo bằng Kelvin (K), đo nhiệt độ trên quy mô tuyệt đối. K càng thấp thì đèn màu đỏ càng nhiều. Kelvin thấp nhất là dưới ánh nến, rơi vào khoảng 1000K - 1900K.

    Thang Kelvin lên cao dần là ánh sáng vàng, trắng và ánh xanh dương. Đèn sợi đốt và Halogen nhiệt độ vào khoảng 2500K - 3000K. Ánh sáng ngày vào khoảng 5600K. Bầu trời trong xanh có nhiệt độ 10,000K.

    Các loại đèn

    [​IMG]
    Có rất nhiều loại đèn, nhưng vì mục đích phim, bạn nên làm quen với vonfram (sợi đốt), HMI, huỳnh quang, và LED. Ngoài ra, đừng quên ánh sáng mặt trời.

    Bóng đèn sợi đốt tạo ra một màu cam khoảng 3200K. Các đèn đòi hỏi rất nhiều năng lượng và rất nóng, nhưng chúng có thể điều chỉnh được độ sáng. Chúng thường được sử dụng cho nội thất ánh sáng. Thêm một gel xanh dương cho đèn vonfram để tạo ra ánh sáng ngày.

    Đèn Hydrargyrum Medium-Arc iodide (HMI) là ánh sáng phổ biến nhất được sử dụng trên trường quay. Đèn HMI mạnh hơn bóng đèn sợi đốt truyền thốngn 4 lần. Chúng có thể là nguy hiểm, vì vậy đặc biệt khuyên bạn nên có một kỹ thuật viên ánh sáng chuyên nghiệp trong tay. Đèn HMI phát ra một ánh sáng cực tím với một màu xanh dương.

    Bóng đèn huỳnh quang đã từng nổi tiếng với việc nhấp nháy và màu cam-xanh lá xấu xí. Hiện nay bóng đèn huỳnh quang không còn nhấp nháy và cung cấp nhiều nhiệt độ màu. Ánh sáng rất nhẹ này hiệu quả hơn một bóng đèn sợi đốt và có thể cho hình ảnh tương tự như đèn HMI.

    Light Emitting Diodes (LED) rất phổ biến trên trường quay nhỏ. Đèn LED trắng là phổ biến nhất, nhưng đèn LED được thực sự được sản xuất ở tất cả các màu. Các điốt được thiết kế để cung cấp hướng sáng, nhưng chúng bị giới hạn về công suất tổng thể.

    Chiếu sáng 3 điểm

    [​IMG]
    Chiếu sáng 3 điểm là thiết lập ánh sáng tiêu chuẩn cho sản xuất video. Cái tên nói lên thực tế là bạn sẽ được sử dụng ba nguồn ánh sáng. Lưu ý rằng tôi nói ba nguồn, không phải ba đèn. Bạn có thể sử dụng ánh sáng mặt trời, nếu bạn muốn, nhưng ánh sáng 3 điểm chủ yếu được sử dụng trong nhà.

    Nguồn sáng chính được gọi là key light. Ánh sáng này chiếu trực tiếp vào một nhân vật hay chủ thể từ bên phải phía trước hoặc phía trước bên trái. Ánh sáng này tạo nên hình ảnh tổng thể và cảm nhận của cảnh. Ánh sáng thứ hai là fill light, mà chiếu vào các nhân vật hoặc chủ thể với ánh sáng nhẹ hơn. Nếu key light được sử dụng phía trước bên phải, thì fill light sẽ được sử dụng phía trước bên trái. Fill light nên luôn được đặt ở phía đối diện với key light. Cuối cùng là back light. Giống như cái tên, ánh sáng này được sử dụng ở phía sau chủ thể. Ánh sáng này được sử dụng để tách chủ thể khỏi nền. Tạo một vòng ánh sáng xung quanh chủ thể, đó là lý do tại sao nó cũng được gọi là rim light.

    Hãy nhớ rằng ánh sáng 3 điểm chỉ là khởi đầu. Là một nhà quay phim, bạn sẽ cần phải hiểu một số quy tắc để đạt hình ảnh tổng thể đẹp nhất. Điều này bao gồm việc tắt đèn, hoặc bổ sung thêm đèn. Bạn cũng có thể di chuyển vị trí của đèn và sử dụng ánh sáng high-key hoặc low-key. Bạn cũng có thể sử dụng một đèn pin hay flash để thu được hiện tượng lóe sáng phổ biến.

    24hinh.vn tổng hợp​
     
    Chỉnh sửa cuối: 1/12/15
    sontung07 thích bài này.